Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Yeumoitruong - Since 2007

Vì sao phí xử lý rác của Vietstar được duyệt tăng tới 140%?

de^

Cây đầu làng
Tham gia
21/5/07
Bài viết
580
Cảm xúc
28
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Ngày 21.4, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Trung Tín đã ký công văn gửi các sở ngành chức năng về chi phí xử lý chất thải rắn sinh hoạt của Công ty cổ phần Vietstar.
Theo đó, UBND TP “chấp thuận theo đề xuất của Sở Tài nguyên - Môi trường và Tổ công tác liên ngành thẩm định các dự án xử lý chất thải rắn thành phố tạm điều chỉnh chi phí xử lý chất thải rắn của Công ty cổ phần
Vietstar từ 5 USD/tấn lên 12 USD/tấn (tăng 140%). Thời gian áp dụng kể từ ngày 1.3.2011 cho đến khi chi phí xử lý chính thức được UBND TP phê duyệt điều chỉnh cho Công ty cổ phần Vietstar”. UBND TP cũng tiếp tục giao Sở Tài nguyên - Môi trường chủ trì để xem xét, đề xuất việc điều chỉnh chi phí xử lý chính thức báo cáo UBND TP trong tháng 5 này.
Cần nhắc lại, chỉ mới ngày 1.4, thông báo của Văn phòng UBND TP cho biết tại cuộc họp bàn về vấn đề này, Thường trực UBND TP đã kết luận và chỉ đạo rất rõ: “Giao Sở Tài nguyên - Môi trường trên cơ sở số liệu báo cáo và đề nghị điều chỉnh tăng phí xử lý rác của Công ty Cổ phần Vietstar, tổ chức thẩm định và rà soát hợp đồng đã ký, làm rõ cơ sở pháp lý để có ý kiến đề xuất cụ thể, báo cáo lại UBND TP”. Vì sao UBND TP lại vội vã “tạm điều chỉnh” mà không đợi kết quả phê duyệt chính thức?
xu-ly.jpg

Cục Cảnh sát môi trường phía Nam xử lý vụ chôn lấp rác thải bừa bãi tại Vietstar hồi tháng 8.2010 - Ảnh: Bảo Thiên
Công ty cổ phần Vietstar là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, chỉ mới vận hành nhà máy tiếp nhận chất thải rắn đô thị tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc TP (huyện Củ Chi) từ cuối năm 2009. Tuy là một công ty xử lý môi trường nhưng Vietstar chỉ nhận rác hữu cơ và chế biến thành phân compos. Rác thải khi giao đến nhà máy này nếu không phải là rác hữu cơ thì sẽ bị chuyển trả cho thành phố bằng ngân sách của nhà nước. Và Sở Tài nguyên - Môi trường phải “giao bù” một xe rác khác trong vòng 48 giờ. Hợp đồng giữa Sở này và Vietstar, tại điều 6.5 cũng nói rõ Vietstar “có thể từ chối nhận bất kỳ xe chở rác nào nếu có hơn 50% rác thải công nghiệp hoặc rác xây dựng”. Được ưu ái như vậy nhưng cách đây chưa đầy một năm, ngày 20.8.2010, Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (C49) - Cơ quan phía Nam và Cảnh sát môi trường huyện Củ Chi đã bất ngờ phát hiện, ngay chính tại khuôn viên nhà máy này khoảng trên 5.000m3 rác bị chôn lấp trái phép trên diện tích khoảng 7.000m2, để nước rác thấm tư vào môi trường… và đã lập biên bản xử lý. Khi sự việc vỡ lở thì người có trách nhiệm của Vietstar cho rằng “không chỉ đạo và hoàn toàn không biết”.
Một số doanh nghiệp xử lý rác thải sinh hoạt tại TP.HCM khi tiếp xúc với Thanh Niên đã bất bình cho rằng, sẽ là không công bằng nếu UBND TP tiếp tục dùng ngân sách để ưu ái riêng cho Vietstar, với mức tăng một lần lên tới 140% như vậy. Thực tế, nhiều doanh nghiệp đang hoạt động tốt, xử lý nhiều hạng mục (chứ không chỉ chế biến phân compost) như Công ty môi trường đô thị, Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước… thì không được tăng phí xử lý rác hằng năm, hoặc chỉ tăng với tỷ lệ rất thấp là 3%/năm.
Nguyễn Quế An
báo thanh niên
 

de^

Cây đầu làng
Tham gia
21/5/07
Bài viết
580
Cảm xúc
28
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Công ty cổ phần Vietstar thừa nhận chôn lấp trái phép 5.000 tấn rác thải Vụ việc Vedan xả nước thải làm ô nhiễm môi trường cho 3 địa phương TP. HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn còn đang nóng hổi trên dư luận thì mới đây, Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Cơ quan thường trực phía Nam - C49B) Bộ Công an đã lập biên bản đối với Công ty Vietstar (Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Tây Bắc ở xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi, TP. HCM) vì không thực hiện đúng cam kết về bảo vệ môi trường.
238-Cty-Vietstar-thua-nhan-trach-nhiem2.JPG


Ông Seah Keoh Beng, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Vietstar thừa nhận sai phạm.
Tại buổi làm việc mới đây với lực lượng công an, Ban Giám đốc Công ty cổ phần Vietstar đã chính thức thừa nhận sai phạm trong việc chôn lấp trái phép 5.000 tấn rác thải trong khuôn viên nhà máy xử lý rác Vietstar tại xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi. Hành vi này đã bị Cục Cảnh sát môi trường - Bộ Công an phát hiện ngày 20/8/2010. Cụ thể, ông Seah Keoh Beng, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Vietstar cho biết: Hiện nay sự việc đang được các cơ quan chức năng xử lý nhưng chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những sai sót này. Ban Giám đốc Công ty cổ phần Vietstar đang truy xét trách nhiệm những cá nhân tại nhà máy để xử lý vì đã không tuân thủ nghiêm quy trình xử lý rác theo yêu cầu của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Liên quan đến sự việc này, ngày 20/8/2010, khi kiểm tra nhà máy xử lý rác công suất 1.200 tấn/ngày đêm của Công ty cổ phần Vietstar tại huyện Củ Chi, Cục Cảnh sát môi trường đã phát hiện hơn hơn 5.000 tấn rác được chôn lấp sâu 80cm trên diện tích đất 7.000m2. Khi đào lên tại một vài vị trí thì phát hiện rác được chôn chứa rất nhiều tạp chất, trong đó có nhiều túi nilon, nước màu đen và bốc mùi hôi thối khó chịu.
238-Cty-Vietstar-thua-nhan-trach-nhiem1.JPG


Hiện trường vụ chôn lấp hơn 5.000 tấn rác tại nhà máy xử lý rác Vietstar.
Cũng cách đây 2 tháng, Công ty cổ phần Vietstar đã bị các cơ quan quản lý môi trường nhắc nhở khi không xử lý khối lượng rác tươi, gây mùi hôi thối làm ảnh hưởng đời sống người dân xã Thái Mỹ. Trong tháng 6/2010, UBND huyện Củ Chi cũng đã xử phạt công ty này 14 triệu đồng vì hành vi chôn lấp rác không đúng tiêu chuẩn, nhiều chỉ tiêu môi trường vượt quá tiêu chuẩn môi trường xử lý rác của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Việc liên tiếp phát hiện các sai phạm của một số doanh nghiệp bất chấp lợi ích của cộng đồng xả thải ra môi trường đặt ra vấn đề chúng ta có phát triển quá “nóng” mà lơ là môi trường? Chính quyền sở tại, cơ quan quản lý môi trường các địa phương khi nào mới thấy hết trách nhiệm quản lý nhà nước của mình?
Thùy Trang
suckhoedoisong.vn
 

de^

Cây đầu làng
Tham gia
21/5/07
Bài viết
580
Cảm xúc
28
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
VỤ DÂN KÊU TRỜI VÌ NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC


Vietstar xử lý rác thế nào?
Quy trình xử lý rác của Công ty Cổ phần Vietstar đang gây ô nhiễm môi trường nhưng Vietstar lại yêu cầu TP tăng giá xử lý rác từ 5 USD/tấn lên hơn 18 USD/tấn




Nhà máy Xử lý rác Vietstar thuộc Công ty Lemna International, Inc đi vào hoạt động cuối năm 2009 với thông tin từ phía lãnh đạo nhà máy là sử dụng công nghệ tiên tiến nhất từ Mỹ, thân thiện với môi trường (Báo NLĐ ngày 16-6). Thế nhưng thực tế trái ngược hẳn.

7-chotnho.jpg
Khu vực nhà ủ chất hữu cơ để làm phân không có tường bao bọc có thể phát tán khí độc ra môi trường. Ảnh: PHẠM DŨNG

Dòng nước lạ chảy ra kênh...

Nhiều ngày đi thực tế, từ cách xa nhà máy, chúng tôi đã bị mùi hôi khó chịu xộc vào mũi. Lại gần quan sát thì thấy rác đổ bừa trên mặt đất, không thấy có lớp lót phía bên dưới, bên trên không phủ bạt khiến mùi chua ngấy lan tỏa khắp vùng.

Trên vùng đất trống cạnh hông nhà máy chúng tôi nhìn thấy những đường nước đen, đặc sánh, có mùi thối, thoạt nhìn giống những bãi sình lầy trên đồng ruộng sau cơn mưa, tuy nhiên màu của những dòng nước này khá kỳ quặc: chỗ đen đặc, chỗ đỏ au, trên mặt nước có váng nâu vàng keo đặc.

Lần theo đường đi của dòng nước này đến điểm xuất phát là một bãi rác tươi lộ thiên cao hơn đầu người, mùi tanh nồng nặc nhưng chỉ một phần nhỏ diện tích được phủ bạt, còn lại “trơ gan cùng tuế nguyệt”. Chính giữa các bãi rác là một rãnh bùn với một số rác đang phân hủy ken dày bồ hóng.

Lời hứa không đi đôi... việc làm

Trong ngày khánh thành nhà máy vào cuối tháng 12-2009, bà Poldi Gerard khẳng định: “Bản quyền công nghệ của Lemna đặc biệt thích hợp với khí hậu nóng ẩm của VN, toàn bộ nhà máy được thiết kế và xây dựng nhằm mang lại những giải pháp toàn diện cho nhu cầu cấp bách tại TPHCM về vấn đề xử lý chất thải rắn.

Chúng tôi xin cam kết bảo đảm nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong thời gian nhà máy hoạt động về không khí, đất, nguồn nước”. Thế nhưng chỉ hơn nửa năm hoạt động, “cam kết bảo vệ môi trường” của nhà máy Vietstar đang làm cuộc sống của người dân xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi khốn đốn
Nước từ rãnh bùn được dẫn ra một đường mương đất đào tạm bợ, khi mưa xuống nước tràn khỏi đường mương chảy lênh láng khắp khuôn viên nhà máy và chảy thẳng ra ngoài, tạo thành những bãi sình mà chúng tôi thấy trước đó.

Không chỉ vậy, nước từ các bãi sình này lại tiếp tục đổ thẳng ra kênh 18 là tuyến kênh tiêu thoát nước chính cho cả vùng.

Chưa kể, cả nhà ủ chất hữu cơ để làm phân cũng chỉ là một khung sắt có mái che chứ không hề có tường bao bọc, trong khi số phân này đều phải được xới lên hằng ngày, có thể phát tán các chất khí độc phát sinh trong quá trình ủ (ví dụ khí metan...).

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết mỗi ngày nhà máy Vietstar tiếp nhận khoảng 600 tấn rác sinh hoạt trên địa bàn TP, phần lớn sẽ được tái chế thành phân compost và hạt nhựa theo quy trình: rác tươi đưa lên băng chuyền để công nhân lựa các chất vô cơ như chai, mủ, bịch nilông... để xay thành hạt nhựa, các chất hữu cơ sẽ được sàng lọc lấy các hạt nhỏ, mịn để trộn với một số chất hữu cơ khác và nghiền thành phân compost.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Sở Tài nguyên-Môi trường TPHCM, nhà máy mới chỉ hoàn thành giai đoạn 1, riêng hệ thống xử lý nước thải vẫn đang trong giai đoạn vận hành thí điểm nên toàn bộ nước rỉ rác được thu gom và chuyển về trạm xử lý nước rỉ rác của Công ty TNHH Khoa học Công nghệ Quốc Việt.

7-chot.jpg
Mương nước chảy từ bãi rác trong nhà máy Vietstar ra thẳng kênh 18


Đòi tăng giá xử lý rác lên 360%

Điều khó hiểu là việc xử lý rác của Vietstar đang gây ô nhiễm môi trường thế nhưng lãnh đạo Vietstar vẫn yêu cầu TP tăng giá xử lý lên đến 360%. Cụ thể, ngày 29-4, bà Poldi Gerard, Chủ tịch HĐQT kiêm quyền Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vietstar, đã ký văn bản đề xuất UBND TPHCM tăng mức xử lý rác từ 5 USD/tấn hiện tại lên hơn 18,21 USD/tấn với lý do chi phí cho đầu tư xây dựng các hạng mục xử lý rác và vận hành của nhà máy xử lý chất thải rắn đã làm tăng tổng giá trị đầu tư của dự án, đồng thời do giá cả nhân công và vật liệu tăng nên giá xử lý rác cần được điều chỉnh.

Thậm chí Vietstar cho rằng chi phí xử lý thực tế của nhà máy là 36,43 USD/tấn nên đề xuất hướng “chia đôi giá xử lý rác” để hỗ trợ cho TP cũng như phù hợp với chi phí thị trường thì mức giá xử lý rác mới là 18,21 USD/tấn.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Phước, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường TPHCM, cho biết nhà máy mới chỉ vận hành giai đoạn 1, tiếp nhận xử lý rác theo đúng hợp đồng đã ký chỉ hơn một tháng, chưa thể đánh giá hoạt động của nhà máy nên chưa có cơ sở xem xét việc tăng giá.

Bên cạnh đó sở cũng đã đề nghị Vietstar cần giải thích một số nội dung: nguyên nhân tăng giá, các chi phí đã đầu tư, chi phí vận hành... để có cơ sở tổ chức lấy ý kiến các sở ngành, trình UBND TP.
Minh Khanh- Phạm Dũng​
Báo người lao động
 

de^

Cây đầu làng
Tham gia
21/5/07
Bài viết
580
Cảm xúc
28
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Vụ công ty Vietstar chôn lấp trái phép 5000m3 rác:
Có thể khởi tố vụ án nếu xác định được nguy hại
SGTT.VN - Ngày 20.8, cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49) cơ quan phía nam cùng cảnh sát Môi trường huyện Củ Chi - TP.HCM đã phát hiện nhà máy xử lý chất thải rắn đô thị Vietstar (xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi - TPHCM) chôn trái phép trên 5.000m3 rác ngay trong khuôn viên nhà máy.


Vietstar cần lưu ý hơn về việc để nước rác chảy ra kênh rạch. Ảnh: T.L
Trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, ông Cù Nam Tiến, phó phòng 2, C49 cho biết:
Trong quá trình làm việc, khi đi trên bãi đất chúng tôi có cảm giác lùng bùng, không biết là gì nên đã yêu cầu công ty đào lên. Ban đầu họ chần chừ. Cuối cùng, khi đào lên thì phát hiện trên mặt lớp cát bằng phẳng tưởng bình thường, nhưng lại là một lớp rác dày khoảng 80cm. Dưới đó chỉ có một lớp vải địa – loại vải dùng để chống lún chứ không có lớp chống thấm nước rác gì, mà để nước rác thấm vô tư vào môi trường. Ước tính có khoảng trên 5000m3 rác bị chôn, sâu khoảng 0,8m với diện tích khoảng 7000m2.
Cũng nói thêm là khi đào lên, mùi hôi thối nồng nặc, trộn lẫn rác thải là rất nhiều bịch ni lông, giẻ… khó phân hủy.
Như vậy, về pháp luật, vi phạm cụ thể của Vietstar là gì?
Thứ nhất Vietstar đã không thực hiện đúng cam kết bảo vệ môi trường theo đánh giá tác động môi trường đã được duyệt. Thứ 2 họ đã chôn lấp chất thải rắn, có thể nói là rác, trái phép trong khuôn viên nhà máy.
Theo quy định, rác không làm phân compost được phải đưa sang đơn vị có chức năng xử lý. Vietstar cho biết đã chuyển khoảng 500 tấn rồi, nhưng chuyển không hết, do thiếu sự quan tâm chỉ đạo của ban giám đốc, nhân viên đã lấp cát lên san bằng.
Theo chỉ đạo của cấp trên, chúng tôi đã yêu cầu Vietstar phải giữ nguyên hiện trạng, không được làm thay đổi di chuyển hiện trường. Sau khi lấy mẫu nước rác và rác thải kiểm định, nếu có nguy hại thì có thể khởi tố vụ án hình sự, do làm ô nhiễm đất, nước.

Theo công văn gửi UBND TP.HCM ngày 12.8 vừa qua, sở Tài nguyên môi trường khẳng định sau hai tháng Vietstar phối hợp chặt chẽ và thực hiện theo chỉ đạo sở, việc ô nhiễm mùi và ruồi đã được khắc phục.
Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân, mùi đã bớt nhưng ruồi vẫn còn, đặc biệt Vietstar cần lưu ý hơn về việc để nước rác chảy ra kênh rạch. Được biết, từ 5.2010, Vietstar đã nâng công suất xử lý rác lên 600 tấn/ngày, theo kế hoạch sẽ tăng lên 800 tấn/ngày vào tháng 11.2010 và 1.200 tấn từ tháng 12.2010.
Thưa ông, thời gian gần đây có nhiều cơ quan chức năng đã đến làm việc với Vietstar và cũng có có những kết luận Vietstar đã khắc phục tốt thực trạng gây ô nhiễm. Vậy từ nguyên nhân nào mà cục Cảnh sát phòng chống tội phạm môi trường quyết định kiểm tra nhà máy?
Chúng tôi không kiểm tra nhà máy, cũng không phải vì nguyên nhân gì. Việc chúng tôi đến làm việc với Vietstar nằm trong nội dung nắm tình bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp trong ngành môi trường, theo chỉ đạo của đại tá Phan Hữu Vinh, phó cục trưởng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm môi trường văn phòng phía Nam. Khi làm việc chúng tôi phát hiện ra việc Vietstar chôn rác trái phép.
Ngoài ra, trong quá trình trinh sát trước đó vài ngày chúng tôi đã phát hiện có hiện tượng Vietstar vớt rác đi xử lý không hết và lất cát lấp lại.
Nhận định ban đầu của ông như thế nào về mức độ vi phạm của Vietstar?
Nhất thiết Vietstar phải bị xử lý vi phạm hành chính. Còn Vietstar bị xử lý nặng hay nhẹ hay thêm yếu tố nào không thì còn phải chờ kết quả mẫu chất thải, nước rác kiểm định.
Còn thái độ của công ty này?
Vietstar là công ty có 100% vốn vốn nước ngoài. Bà Poldi Gerald, chủ tịch HĐQT công ty cổ phần Vietstar, là người cũng rất tâm huyết với Việt Nam, đã thực hiện nhà máy xử lý chất thải này đã 8 năm nay. Sự việc hôm nay, phía công ty đã thừa nhận sai phạm. Bà Poldi Gerald cho biết “không chỉ đạo việc chôn rác này và rất lấy làm tiếc”.


Theo cảnh sát Môi trường, ước tính có khoảng trên 5.000m3 rác bị chôn, sâu 0,8m với diện tích khoảng 7.000m2. Ảnh: TL
Trước đây Sài Gòn Tiếp Thị cũng đã phản ánh Vietstar gây mùi hôi thối, ruồi ảnh hưởng đến cuộc sống người dân địa phương và làm nước rác chảy ra kênh rạch…, ông thấy có hiện tượng này?
Trong quá trình tuyển lựa ban đầu của rác, làm phân compost, trước đây Vietstar đã để rác ngoài trời, không có mái che và nước rác tự thấm trong lòng đất, mạch nước. Sau khi sở Tài nguyên môi trường TP.HCM yêu cầu công ty phải có mái che đàng hoàng, phải chuyển tất cả rác vào trong nhà,… Nhưng vi phạm khói bụi, mùi hôi thối, để rác ngoài môi trường… họ cũng đã khắc phục rồi.
Lê Quỳnh (thực hiện)
sgtt.com.vn
 

de^

Cây đầu làng
Tham gia
21/5/07
Bài viết
580
Cảm xúc
28
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Công ty Vietstar (Công ty Sao Việt)



Tên viết tắt :
Tên đối ngoại : Vietstar Company Loại hình DN : Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Địa chỉ : KLHXLCTR Tây Bắc--Xã Phước Hiệp-Huyện Củ Chi Điện thoại :
Email :
WebSite :
Tình trạng hiện tại Ðang hoạt động Mã số doanh nghiệp: 2477/GP

Ngày cấp GPKD :


Người đại diện PL :


Nơi thường trú :
Ngành nghề KD : Xử lý, chế biến rác thải hữu cơ thành phân hữu cơ, kết hợp phân lọai rác và tái chế các lọai rác vô cơ. XK 50% Vốn kinh doanh : 36,000,000 USD
 

de^

Cây đầu làng
Tham gia
21/5/07
Bài viết
580
Cảm xúc
28
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
trans.gif
viet.jpg
Phạt Vietstar 230 triệu
Cục cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (cơ quan thường trực phía Nam- C49B) cho biết vừa ra quyết định xử phạt Công ty cổ phần Vietstar 230 triệu đồng vì chôn lấp rác không đúng quy định, không đúng chức năng được cấp phép.
Ngoài ra, công ty Vietstar - chủ đầu tư nhà máy xử lý chất thải rắn thuộc khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Tây Bắc (huyện Củ Chi- TPHCM), bị buộc khắc phục hậu quả bằng cách bốc dỡ toàn bộ số rác đã chôn lấp sai phép đưa đi xử lý theo đúng quy định. Theo báo NLĐ đã thông tin, ngày 20-8, C49B bắt quả tang Vietstar chôn lấp hơn 5.000 m3 rác trong khuôn viên nhà máy xử lý chất thải rắn. Theo giải trình của nhà máy, số rác này gồm chất thải không thể tái chế sau quá trình phân loại ban đầu và chất hữu cơ để làm phân compost đã được ủ hoai nhưng không đúng kích cỡ. C49B và sở Tài nguyên – Môi trường TPHCM đã yêu cầu Vietstar di dời số rác trên về bãi rác Phước Hiệp để chôn lấp đúng kỹ thuật.


(Nguồn: nld.com.vn)
 

de^

Cây đầu làng
Tham gia
21/5/07
Bài viết
580
Cảm xúc
28
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Được đằng chân lân đằng đầu !
Nội dung hợp đồng Sở TN-MT TPHCM ký kết với Công ty Cổ phần Vietstar về việc xử lý rác đã tự nguyện dành phần thiệt về cho TP thật khó hiểu




Như Báo NLĐ ngày 16 và 17-6 đã phản ánh, mặc dù nhà máy xử lý rác của Công ty Cổ phần Vietstar (Công ty Vietstar) đang gây ô nhiễm tràn lan ở xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi - TPHCM nhưng lãnh đạo đơn vị này lại đang đề nghị UBND TPHCM tăng giá xử lý rác lên cao ngất ngưởng.

Không những thế, tiếp tục tìm hiểu, chúng tôi được biết khi đầu tư nhà máy xử lý rác, Vietstar đã nhận được nhiều “hỗ trợ” từ phía TP nhưng họ lại không làm tròn trách nhiệm.
7-chot.jpg
Dòng nước từ đống rác trong nhà máy Vietstar đổ ra mương đào để dẫn thẳng ra
kênh 18 - kênh tiêu thoát nước chính trong khu vực. Ảnh: THU SƯƠNG

Quá nhiều ưu ái

Theo hợp đồng xử lý chất thải rắn được ký giữa Sở Tài nguyên-Môi trường (TN-MT) TPHCM và Công ty Vietstar có nhiều điều khoản Sở TN-MT bị “xử ép”. Ví dụ, quy định về quyền và nghĩa vụ hai bên chỉ thấy “quyền” của Vietstar và “nghĩa vụ” của Sở TN-MT mà không có chiều ngược lại.

Ví dụ, khoản 5.2.3 ghi rõ Sở TN-MT sẽ giúp Vietstar nhận được càng nhanh càng tốt tất cả các giấy phép xây dựng liên quan đến việc xây dựng nhà máy theo quy định hiện hành, đến khoản 5.2.4 tiếp tục: Sở TN-MT bằng chi phí của mình cung cấp các dịch vụ công cộng đến chân tường rào nhà máy, bao gồm các dịch vụ viễn thông và điện, nếu khu vực kế cận đã có nước uống, khí đốt tự nhiên và dịch vụ thoát nước vệ sinh, những dịch vụ này cũng sẽ được cung cấp đến chân tường rào nhà máy...

Ngoài ra, còn nhiều khoản gây thiệt cho Sở TN-MT như trong trường hợp sở giao ít rác hơn công suất quy định (600 tấn/ngày giai đoạn 1 và 1.200 tấn/ngày giai đoạn 2) của nhà máy, sở vẫn phải thanh toán khối lượng xử lý theo công suất và chịu thêm một khoản tiền phạt mỗi ngày.

Ngược lại, trường hợp Vietstar không thể xử lý rác hoặc chỉ có thể xử lý ít hơn 80% công suất do lỗi từ phía nhà máy thì lại “không được xem là vi phạm các nghĩa vụ trong hợp đồng”(???).

Tương tự, Vietstar cam kết hoàn tất việc xây dựng và tiếp nhận rác để xử lý không chậm hơn 12 tháng kể từ ngày được cấp các giấy phép cần thiết cho xây dựng.

Tháng 10-2007, Vietstar đã được cấp phép xây dựng nhưng đến tháng 12-2009, tức hơn 2 năm sau nhà máy này mới đi vào hoạt động nhưng tiếp nhận đúng khối lượng quy định trong hợp đồng chỉ bắt đầu từ tháng 5-2010 nhưng cũng không có một điều khoản nào xử lý việc công ty không thực hiện đúng cam kết này (?!).

Vietstar nắm... đằng cán

Trong văn bản gửi UBND TPHCM ngày 29-4-2010, Vietstar đề nghị tăng giá xử lý rác từ 5 USD/tấn lên 18,21 USD/tấn. Nếu được thông qua, ngân sách TP mỗi tháng phải chi cho xử lý rác của Vietstar vào khoảng 6 tỉ đồng, trong khi việc thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn TP hiện nay vẫn chưa được đầy đủ do các quận, huyện chưa xác định hết các chủ nguồn thải.

Theo nhiều chuyên gia, việc Vietstar đột ngột đề nghị tăng giá xử lý rác đến 360% sẽ gây “quá tải” đối với ngân sách TP đang cần chi nhiều khoản cấp bách, chưa kể sẽ làm đảo lộn thị trường xử lý chất thải hiện nay.

Trước đó, năm 2006, dù chưa đi vào hoạt động nhưng công ty này vẫn đề nghị UBND TP được tăng giá xử lý rác lên 12 USD/tấn do phải đầu tư thêm 5 triệu USD để cải tạo tình trạng đất yếu tại Củ Chi... Tuy nhiên, đề nghị này đã không được chấp nhận vì Vietstar chưa xây dựng nhà xưởng và chưa đi vào hoạt động.

Chưa hết, trong hợp đồng xử lý chất thải rắn ký kết với Sở TN-MT TP, Vietstar cũng đưa ra quy định: Được sở hữu và bán mọi sản phẩm sản xuất từ rác giao cho nhà máy cũng như những nguyên liệu tái chế và chịu trách nhiệm tiêu thụ mọi sản phẩm được chế biến tại nhà máy, trong đó có phân compost chất lượng cao được tiếp thị tại thị trường VN và xuất khẩu. Có thể thấy, với quy định này, Vietstar được hưởng lợi từ hai đầu: vừa không tốn tiền mua nguyên liệu sản xuất lại được trả tiền xử lý và vừa được tiền bán sản phẩm.

Theo các chuyên gia về môi trường, một trong những nguyên nhân khiến Vietstar “đòi hỏi” như vậy là vì công ty này cho rằng TP sẽ được hưởng lợi đáng kể từ việc đầu tư và áp dụng công nghệ xử lý rác thải an toàn và hiệu quả vì sau gần 30 năm hoạt động, nhà máy và công nghệ sẽ được chuyển giao cho TPHCM.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là sau 30 năm khoa học công nghệ sẽ phát triển đến mức nào và liệu công nghệ như hiện nay của Vietstar có còn hiệu quả và phù hợp với tình hình TPHCM lúc đó?

Ì ạch

Tháng 6-2005, UBND TPHCM có quyết định cho Công ty Vietstar thuê khoảng 280.000m2 đất để xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn nhưng hơn một năm trời công ty này vẫn “án binh bất động”.

Khi đoàn liên ngành của TP kiểm tra về tiến độ, đại diện công ty cho rằng do đang gặp một số khó khăn nên không bảo đảm thời hạn thực hiện dự án, vả lại phần lớn diện tích được thuê nằm trong vùng lún, không thích hợp để đặt thiết bị và xây dựng nhà máy...

Song, qua kiểm tra tình hình hoạt động của Công ty Lemna International, Inc tại VN (công ty mẹ của Vietstar-PV), đoàn kiểm tra phát hiện công ty này đang hoạt động theo kiểu cầm chừng, chỉ có 2-3 người. Còn Sở Thương mại TP (nay là Sở Công Thương) lúc đó cho biết tình hình tài chính của đơn vị này không có khả năng thực hiện dự án mà chủ yếu là đi tìm nguồn vốn tài trợ.

Tuy vậy, công ty này vẫn đề nghị Bộ Kế hoạch-Đầu tư chấp thuận cho thực hiện một số dự án khác ở ngoài TPHCM như Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ... nhưng không được chấp thuận.

Minh Khanh- Thu Sương​
Nguồn: báo người lao động
 

de^

Cây đầu làng
Tham gia
21/5/07
Bài viết
580
Cảm xúc
28
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Vietstar sai phạm nối tiếp sai phạm: Công nghệ trên giấy
Vừa qua, Báo Người Lao Động đã có nhiều bài điều tra phản ánh những hoạt động của Công ty Vietstar không đúng với những cam kết trong dự án đầu tư, vi phạm nghiêm trọng các quy định về bảo vệ môi trường. Sau khi Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49B) - Bộ Công an vào cuộc, nhiều sự thật phũ phàng bị phơi bày...




Công ty Cổ phần Vietstar luôn tự hào giới thiệu về một công nghệ tái chế rác thành phân compost tiên tiến, được cấp bằng độc quyền sáng chế tại Mỹ (công nghệ Lemna).

Tuy nhiên, nhà máy xử lý chất thải rắn của công ty này vừa mới đưa vào hoạt động tại xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi-TPHCM đã xuất hiện rất nhiều sai sót, vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường của VN, gây lo lắng cho người dân trong khu vực. Vậy công nghệ xử lý rác của Vietstar có thực sự tiên tiến?

13106201907-vietstar.jpg
Công ty Vietstar cho xe ủi ban rác thải khắp khuôn viên nhà máy một cách công khai, nhộn nhịp và... bụi mù trời
Hạ tầng thiếu trước hụt sau

Được cấp phép đầu tư vào VN năm 2005, cũng trong năm này Công ty Vietstar được UBND TPHCM giao đất để triển khai dự án xử lý chất thải rắn bằng hình thức tái chế.

Qua nhiều lần “lỗi hẹn” với TP, cuối năm 2009, nhà máy xử lý rác Vietstar tại huyện Củ Chi bắt đầu đưa vào hoạt động nhưng đến tháng 5-2010 mới tiếp nhận đúng công suất thiết kế giai đoạn 1 là 600 tấn rác/ngày.

Tuy nhiên, sự chậm trễ này không phải nhằm chuẩn bị tốt cho hoạt động của nhà máy, bởi dù đã đi vào hoạt động nhưng một số hạng mục cần thiết của nhà máy vẫn chưa hoàn chỉnh.

Thứ nhất, hệ thống nhà xưởng không đáp ứng nhu cầu thực tế nên nhiều loại rác phải “dầm mưa dãi nắng” trong khi theo yêu cầu của Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) TPHCM là tất cả các loại rác kể cả đã ủ lẫn chưa ủ đều phải để trong nhà kín nhằm tránh phát tán mùi và nước rỉ rác thấm vào đất.

Ngay cả hệ thống nhà xưởng đã có cũng không được bao bằng tường kín nên theo nhận định của Sở TN-MT, mùi phát sinh trong quá trình ủ - đảo trộn rác đã phát tán ra ngoài.

Thứ hai, yêu cầu hàng đầu của một đơn vị xử lý rác thải là phải có hệ thống xử lý nước thải nhưng khi nhà máy của Vietstar đi vào hoạt động, hệ thống xử lý nước thải vẫn chưa hoàn chỉnh nên toàn bộ nước thải phát sinh trong quá trình xử lý rác thải phải qua một đơn vị xử lý trung gian khác.

Bên cạnh đó, nhà máy cũng chưa xây dựng hệ thống thu gom nước mưa mà chỉ là các mương đất đào tạm bợ chảy tràn lan khắp khuôn viên nhà máy, một số thoát ra kênh 18, một số chảy vào ruộng người dân.

Tháng 6-2010, Công ty Vietstar đã bị UBND huyện Củ Chi xử phạt hơn 14 triệu đồng vì nước xả ra kênh 18 có nhiều chỉ tiêu môi trường vượt quy định cho phép.

Ngoài ra, quy định “các cơ sở xử lý chất thải phải có dải cây xanh cách ly với khu dân cư” theo Luật Bảo vệ môi trường VN cũng không được Vietstar tuân thủ, chỉ đến khi người dân bức xúc phản ánh, lãnh đạo nhà máy này mới bắt đầu cho trồng cây con quanh khuôn viên nhà máy.

7-vietstar-.jpg
Hàng rào cây xanh cách ly èo uột không biết đến khi nào mới ngăn được mùi hôi? Ảnh: Phạm Dũng
Xử lý đối phó

Từ bức xúc của người dân trong khu vực và kiến nghị của UBND xã Thái Mỹ, trong tháng 6-2010, Sở TN-MT đã tiến hành khảo sát, nhận định mùi hôi và ruồi phát sinh từ nhiều khâu của nhà máy: khâu tiếp nhận rác, từ quá trình ủ - đảo trộn rác và từ trạm xử lý nước thải đang trong giai đoạn vận hành thử nghiệm, vì thế Sở TN-MT đã đề nghị Vietstar tăng cường phun xịt các chế phẩm khử mùi.

Bên cạnh đó, nhiều loại rác của nhà máy với khối lượng khá lớn chất đống, không được che phủ, nằm phía sau nhà máy.

Quá trình đi thực tế, chúng tôi đã chứng kiến một số rác tràn lẫn vào các mương nước chảy ra đất tự nhiên bên ngoài nhà máy.

Trước tình hình đó, Sở TN-MT đã yêu cầu Vietstar phải di dời số rác trên vào nhà xưởng, trường hợp không đủ nhà xưởng phải trải lớp lót HDPE để nước rỉ rác không thấm qua đất và phủ bạt kín để tránh ô nhiễm.

Tuy nhiên, đề nghị này được Vietstar thực hiện như sau: Rác vẫn để ngoài trời và phủ thêm vài miếng bạt nhỏ đã rách te tua!

Song song đó, Vietstar ráo riết cho xây dựng thêm bốn nhà chứa phân nhưng đã bị Sở Xây dựng “tuýt còi” vì xây dựng “chui”, và UBND xã Thái Mỹ đã ra quyết định đình chỉ công trình cho đến khi hoàn thành đầy đủ các thủ tục theo pháp luật.

Bất ngờ sau đó UBND huyện Củ Chi đã “bật đèn xanh” cho nhà máy tiếp tục xây dựng công trình với lý do... giải quyết ô nhiễm trong khu vực (?).

Riêng hệ thống xử lý nước thải công suất 2.000 m3/ngày qua nhiều lần hứa hẹn vẫn ở giai đoạn chạy thử nghiệm nên toàn bộ nước thải đều phải đưa qua Công ty TNHH Quốc Việt xử lý.

Theo các chuyên gia về rác đô thị, mỗi tấn rác sẽ phát sinh từ 0,3-0,5 m3 nước rỉ rác, vậy với công suất tiếp nhận 600 tấn rác/ngày, đến cuối tháng 7-2010, lượng rác Vietstar tiếp nhận khoảng trên 40.000 tấn, thể tích nước rỉ rác từ 12.000 m3 - 20.000 m3.

Đó là chưa kể bên cạnh nước rỉ rác còn phát sinh các loại nước thải từ quá trình rửa xe, rửa nhựa để tái chế, ủ phân... nên sẽ lớn hơn con số kể trên rất nhiều.

Trao đổi với chúng tôi, ông Võ Văn Hùng, Giám đốc Công ty Quốc Việt, cho biết: Vietstar bắt đầu ký hợp đồng xử lý nước rỉ rác với Quốc Việt từ tháng 1-2010, thời gian đầu Vietstar chỉ đưa 3 m3 - 5 m3/ngày, đến tháng mưa thì được trung bình 50 m3/ngày.

Thống kê đến cuối tháng 7, tổng thể tích nước rỉ rác Vietstar chuyển cho Quốc Việt xử lý khoảng 3.700 m3, vậy lượng nước rỉ rác còn nlại, Vietstar xử lý thế nào và đổ đi đâu?

Nhà máy hiện đại nhất Đông Nam Á!?

Trong khi ô nhiễm đang “hành” người dân xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi thì Công ty Vietstar vẫn trình UBND TP và Sở TN-MT một báo cáo thật đẹp để... đòi tăng giá xử lý rác từ 5 USD/tấn hiện tại lên hơn 18 USD/tấn. Lý do được lãnh đạo Vietstar đưa ra là: chi phí gia tăng, trong đó chi phí đầu tư xây dựng “nhà máy xử lý rác hiện đại nhất Đông Nam Á” tăng từ 19 triệu USD lên 41,5 triệu USD, tương đương 750 tỉ đồng. Trong khi đó, “nhà máy xử lý rác hiện đại nhất Đông Nam Á” hiện vẫn là công trình “thiếu trước hụt sau”.
Kỳ tới: Bất an với Vietstar
Minh Khanh-Thu Sương
Người lao động
 

de^

Cây đầu làng
Tham gia
21/5/07
Bài viết
580
Cảm xúc
28
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Nên buộc đóng cửa nhà máy
Báo NLĐ ngày 6-9 đăng bài “Công nghệ trên giấy” phản ánh Công ty Cổ phần Vietstar (Củ Chi-TPHCM) cam kết xử lý rác theo công nghệ tiên tiến nhưng lại gây ô nhiễm môi trường, nhiều bạn đọc đã bày tỏ bức xúc




Bệnh tật đe dọa người dân

Tôi nhớ trong cuộc họp dân ở xã Thái Mỹ, bà chủ tịch HĐQT công ty này luôn miệng xin lỗi người dân vì để phát sinh ruồi, mùi hôi và đổ lỗi cho cấp dưới. Sau đó, công ty lại đem rác đi chôn trong nhà máy, bà này cũng bảo “không biết, không hề chỉ đạo làm vậy”. Một doanh nghiệp đã gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống dân cư xung quanh nhà máy mà người lãnh đạo không biết, không nghe, thật hết sức vô lý! Bà xin lỗi, bà hứa khắc phục nhưng chứng kiến cảnh khắc phục của bà giám đốc, tôi không khỏi rùng mình ớn lạnh: Rác để ngoài trời bốc mùi hôi, dân chúng yêu cầu bà dọn dẹp, xử lý hoặc chở đi chôn thì bà lấy cát lấp lên luôn! Vì bà giám đốc không sống ở đó nên đối với bà, cách khắc phục đó quá tiện lợi, còn hậu quả dân chúng tôi lãnh đủ. Nguồn nước ô nhiễm, ruồi muỗi, bệnh tật bao vây người dân.

Tôi kiến nghị cơ quan chức năng sớm làm rõ các sai phạm của công ty này, hoặc phải giải quyết bằng hết hậu quả hoặc sớm đóng cửa nhà máy gây ô nhiễm để sức khỏe của người dân không bị đe dọa.

Phan Văn Tiến (Củ Chi- TPHCM)
77606797610-chot.jpg
Công ty Vietstar đổ rác khắp khuôn viên nhà máy, phát tán mùi hôi và gây ô nhiễm. Ảnh: PHẠM DŨNG
Dung túng vi phạm?

Là chủ một doanh nghiệp, tôi hiểu qua mặt luật pháp VN và các cơ quan chức năng rất khó vì nhất cử nhất động đều không lọt qua mắt các quan chức từ cấp phường, cấp quận đến cấp TP, cấp Trung ương. Vietstar năm lần bảy lượt vi phạm, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Phải chăng ở đây có sự dung túng, bao che, có sự khuất tất?

Sở Xây dựng “tuýt còi”, UBND huyện “bật đèn xanh”, vậy “ông” nào to hơn, việc xây chui của Vietstar do ai xử lý? Công trình xây chui này để giải quyết ô nhiễm, vậy trước đó Vietstar không xin phép xây dựng có nghĩa là cố tình gây ô nhiễm?

Công ty này cũng đang đầu tư nhà máy xử lý rác vào huyện Hương Trà, Thừa Thiên- Huế với tên gọi rất kêu “Dự án Khu Phức hợp xử lý và tái chế chất thải đô thị Lemna”. Chúng tôi lo ngại rằng lại có thêm một bãi rác gây ô nhiễm nữa tại Thừa Thiên- Huế mà thôi!

Hướng Dương (Thừa Thiên-Huế)

Cơ quan quản lý đâu rồi?

Tôi theo dõi Báo NLĐ từ rất lâu, thấy hết bãi rác Đông Thạnh đến bãi rác Phước Hiệp, nay lại đến Nhà máy Xử lý rác Vietstar gây ô nhiễm môi trường. Các đơn vị xử lý rác này đều bê bối và gây ô nhiễm. Cơ quan quản lý đâu cả rồi? Theo tôi, những bê bối này có hai nguyên nhân, bên cạnh sự cố tình làm ăn gian dối của doanh nghiệp còn có trách nhiệm của cơ quan quản lý. Một đơn vị xử lý rác đô thị vi phạm gây ô nhiễm môi trường nhưng không bị xử tới nơi tới chốn sẽ làm cho các đơn vị khác bắt chước làm bậy. Nếu không sớm ngăn chặn và giải quyết triệt để tình trạng này, TPHCM sẽ bị ô nhiễm nghiêm trọng hơn.

Nguyễn Hòa Bình (Bình Thạnh- TPHCM)

Không thể nhân nhượng

Thống kê đến cuối tháng 7, tổng thể tích nước rỉ rác mà Công ty Vietstar chuyển cho Công ty Quốc Việt xử lý khoảng 3.700 m3. Vậy lượng nước rỉ rác còn lại, Vietstar xử lý thế nào và đổ đi đâu? Tuy mới hoạt động nhưng Công ty Vietstar đã hủy hoại môi trường. Chúng tôi kiến nghị cơ quan chức năng buộc Công ty Vietstar phải xử lý xong hậu quả mới cho hoạt động trở lại.

Nhìn đám cây trồng bên hàng rào công ty mới thấy sức tàn phá của sự ô nhiễm môi trường. Không biết chúng có kịp lớn để làm hàng rào cách ly và ngăn chặn sự ô nhiễm tràn ra khu dân cư hay là chúng sẽ bị chết yểu vì chính sự ô nhiễm của nhà máy gây ra? Tháng nào đóng tiền vệ sinh môi trường tôi cũng thấy xót, không phải xót số tiền đã bỏ ra mà xót vì có người làm bậy chẳng tốn chút mồ hôi vẫn hằng tháng “đút túi” tiền mồ hôi nước mắt người dân.

Trần Văn Nam (Củ Chi-TPHCM)
Người lao động
 

ThanhTran2710

Mầm 2 lá
Tham gia
16/4/11
Bài viết
35
Cảm xúc
0

tranhuuphuocmt

Mầm xanh
Tham gia
4/11/08
Bài viết
5
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Đúng là David Dương đã và đang đầu tư các khu xử lý rác thải (sinh hoạt và công nghiệp) ở TPHCM. Tuy nhiên với cách làm ăn như hiện nay thì dù đã được bằng khen của nhiều tổ chức, cá nhân nhưng đã xây dựng khu xử lý rác thải rồi mà không xử lý triệt để mà chỉ làm cho có lấy tiền ngân sách nhà nước, TP (của người dân mình cả) thì không được rồi. UBND TP, Sở TMMT TP, Phòng quản lý chất thải rắn TPHCM nên rà soát và kiểm tra lại những Khu xử lý rác thải này ở Bình Chánh và Củ Chi.
Con người muốn sống đúng là cần có tiền nhưng đã là cán bộ lãnh đạo rồi phải chăm lo cho cuộc sống, sức khỏe, môi trường người dân nữa chứ? Đã là cán bộ nhà nước phải có cái tâm và cái tài mới được.
Đừng để xảy ra những vụ việc gây búc xúc người dân vì lợi ích kinh tế như thế này nữa?
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua