Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

VN đang bị ảnh hưởng nặng bởi sự biến đổi khí hậu là do ?

huunam

Cây công nghiệp
Tham gia
30/8/09
Bài viết
379
Cảm xúc
8

windy_802

Mầm xanh
Tham gia
30/10/09
Bài viết
8
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
xin chào! tôi là thành viên mới. mong được sự giúp đỡ.
tôi đang học ngành khoa học môi trường nên diễn đàn này rất hữu ích đối với tôi và mọi người.
trước đây, VN là 1 nước giàu tài nguyên n'c. nhưng bi giờ lại lâm vào nguy cơ thiếu n'c.
nguyên nhân do đâu thì mọi người bít rất rõ. sd n'c bừa bãi, ô nhiễm nguồn n'c....
tôi có coi đoạn video nói về "bức thư gửi từ năm 2070". ko bít có ai coi ko nhỉ?
đó là viễn tưởng nhưng mà có thể là sự thật nếu ta ko hành động ngay lúc này.
 

huunam

Cây công nghiệp
Tham gia
30/8/09
Bài viết
379
Cảm xúc
8
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Ngày Môi trường Thế giới 2009:
Hành tinh của các bạn đang cần đến các bạn !
Hãy đoàn kết chiến đấu chống lại sự Biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đe doạ sinh kế người dân VN
Cập nhật lúc 04:27, Thứ Năm, 29/11/2007 (GMT+7)
,
(VietNamNet) - Đứng thứ 5 về khả năng dễ tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu, Việt Nam đã được Liên hợp quốc chọn là quốc gia để tiến hành nghiên cứu điển hình về biến đổi khí hậu và phát triển con người. Theo đó, sinh kế của người Việt đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi những thay đổi toàn cầu, đòi hỏi một tầm nhìn dài hơi, một kế hoạch cụ thể và mang tính chiến lược.
• Toàn cảnh trận lũ tháng 11 ở miền Trung
• Toàn cảnh trận lũ lịch sử tháng 10/2007
• Triều cường lịch sử ở TP.HCM: Thiệt hại tiền tỷ


Các chuyên gia Việt Nam và quốc tế cùng thảo luận về Việt Nam trong tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu. Ảnh: H.G.
Tiến gần tới "điểm tràn"
Báo cáo phát triển con người năm nay đã dành nội dung chủ yếu cho biến đổi khí hậu, vấn đề được ghi nhận là "tình huống khẩn cấp" của một cuộc khủng hoảng gắn liền với ngày hôm nay và mai sau. Thế giới chỉ còn chưa đầy một thập kỷ để thay đổi tình hình.
7 năm trước, các nhà lãnh đạo trên thế giới đã họp mặt, cùng nhau đưa ra các mục tiêu thúc đẩy tiến bộ trong phát triển con người: các mục tiêu thiên niên kỷ. Nhiều thành quả đã gặt hái. Tuy nhiên, các chuyên gia dự báo, biến đổi khí hậu có thể sẽ chặn đứng và đẩy lùi thành quả của những nỗ lực giảm nghèo trên toàn thế giới.
Nồng độ khí nhà kính đã vượt quá ngưỡng tự nhiên suốt 650 nghìn năm qua. Các tảng băng ở Nam Cực, ở Greenland đang tan chảy với tốc độ ngày càng nhanh. Đại dương xuất hiện hiện tượng axít hóa. Rừng nhiệt đới bị thu hẹp... Từng hiện tượng riêng hay các hiện tượng kết hợp với nhau đều đưa thế giới tiến gần tới "điểm tràn".
Theo tính toán, ngân quỹ các-bon cho toàn thế kỷ 21 có thể sẽ bị cạn kiệt vào năm 2032.
Trong thế kỷ 21, nhiệt độ thế giới có thể tăng thêm 5 độ C, tương đương với sự thay đổi nhiệt độ từ thời kỳ băng hà, thời kỳ phần lớn châu Âu và Bắc Mỹ còn nằm dưới lớp băng dầy 1km. Trong khi đó, ngưỡng biến đổi khí hậu nguy hiệm là tăng thêm 2 độ C. Nếu vượt qua ngưỡng 2 độ này, kết quả phát triển con người sẽ bị đẩy lùi trên quy mô lớn, các thảm họa sinh thái không thể đảo ngược sẽ xảy ra.
Các chuyên gia nhấn mạnh, người nghèo phải hứng chịu những tác động đầu tiên và hủy hoại mạnh nhất. Đại bộ phận lượng khí nhà kính do các nước giàu và người dân ở các nước này thải ra, nhưng các nước nghèo và người dân của họ lại là người phải trả giá đắt nhất cho biến đổi khí hậu.
Thiên tai tập trung chủ yếu ở các nước nghèo. Trong 4 năm 2000 - 2004, trung bình thế giới có 326 thiên tai mỗi năm với khoảng 262 triệu người bị ảnh hưởng, trong đó hơn 98% ở các nước đang phát triển. Mức chênh lệch rủi ro giữa các nước phát triển và đang phát triển là 79 lần.
Nguy cơ ảnh hưởng khí hậu gắn liền với bão, lụt thường thấy ở các cộng đồng nông thôn tại các vùng châu thổ sông Hằng, sông Cửu Long, sông Nin, và các khu nhà ổ chuột trong các đô thị ở các nước đang phát triển. Nếu không giải quyết, 40% dân số thế giới có một tương lai vô vọng.
Việt Nam và "bóng đen" biến đổi khí hậu
"Bóng ma biến đổi khí hậu" đã và đang được nhận diện ở Việt Nam, ban đầu bởi những người "trong ngành", lãnh đạo cấp cao, và đang mở rộng ra cộng đồng.
Trên thực tế, sinh kế của hàng chục triệu người Việt Nam đang bị đe dọa với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Vấn đề này và những hệ quả của nó đang khiến cho cuộc sống người nghèo và những người cận nghèo Việt Nam ở vùng núi, vùng biển, vùng đồng bằng bị đe dọa.


Triều cường là một trong những hệ quả của biến đổi khí hậu, đang tác động không nhỏ đến sinh kế người Việt ở ĐBSCL.
Lượng mưa thất thường và luôn biến đổi. Nhiệt độ tăng cao hơn, tình hình thời tiến khốc liệt hơn. Tần suất và cường độ của những đợt bão lũ, triều cường tăng đột biến. Các dịch bệnh xuất hiện và lan tràn... Tình trạng thiếu hụt nước tăng cao. Diện tích rừng ngập mặn cũng bị tác động. Phân bố rừng nguyên sinh, thứ sinh có thể dịch chuyển. Nguy cơ tuyệt chủng các loài động thực vật gia tăng. Nguy cơ cháy rừng, phát tán dịch bệnh ngày càng hiển hiện. Nguồn thủy, hải sản bị phân tán.
Riêng việc nước biển dâng cao có thể khiến 22 triệu người Việt Nam mất nhà. Một phần lớn diện tích của đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long có thể bị ngập lụt do nước biển dâng, các chuyên gia cảnh báo.
Theo tính toán, năm 2070 các loại cây trồng Việt Nam có thể sẽ lên tới độ cao 550 mét và hướng lên phía bắc 100 - 200 km so với hiện tại. Các loài cây á nhiệt đới suy giảm... Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp sẽ buộc phải điều chỉnh.
Bóng đen biến đổi khí hậu đang trùm lên toàn Việt Nam. Nếu không điều chỉnh, đất nước sẽ ngày càng ngập sâu vào "món nợ sinh thái" không bền vững mà các thế hệ mai sau sẽ là người phải trả.
Nhận diện và thích ứng
Tuy nhiên, dù là quốc gia tham gia Công ước quốc tế về vấn đề này rất sớm, là nước đã sớm ký Nghị định thư Kyoto, nhưng tại Việt Nam, biến đổi khí hậu lần đầu tiên được đăng đàn Quốc hội cách đây chưa lâu. Và nội dung biến đổi khí hậu vẫn còn mờ nhạt, chìm đi trong muôn ngàn vấn đề quốc kế dân sinh khác.
Trong lần gần đây, cũng chỉ duy nhất một vị đại biểu nêu vấn đề này trong chất vấn chính phủ.
Cùng với những dấu hiệu ngày càng rõ ràng của thảm họa, nhận thức về biến đổi khí hậu đang đạt được sự đồng thuận trong xã hội. Ông Nguyễn Khắc Hiếu, Vụ phó Vụ hợp tác quốc tế, Bộ TN-MT khẳng định "biến đổi khí hậu là một thực tế đã, đang và sẽ xảy ra".
Trước thực tế đó, "Việt Nam cần phải có một chiến lược dài hơn, trong một tầm nhìn dài hạn", "cần một quyết tâm lớn".
Phó Giám đốc Quốc gia UNDP tại Việt Nam, ông Christopher Bahuet khuyến nghị, Việt Nam cần giải quyết ở cả ba cấp độ: cộng đồng, chính sách và năng lực thể chế, trong đó quan trọng nhất là xây dựng năng lực thể chế.
Ở cấp độ cộng đồng, trong ngắn hạn, cần có các hỗ trợ khẩn cấp thông qua hỗ trợ thiên tai; về lâu dài, cần nâng cao năng lực thích ứng ở các vùng bị ảnh hưởng, ví dụ như xây dựng nhà cửa thích hợp ở đồng bằng sông Cửu Long.
Ở cấp độ chính sách, cần xây dựng chiến lược ở cấp quốc gia cũng như địa phương. Các yếu tố thay đổi khí hậu cần được lồng ghép với chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
Theo Michael Parisons, đại diện tổ chức hoạt động môi trường, Chính phủ cần tìm các biện pháp thích nghi cho người nghèo và những người cận nghèo, những người chịu tác động nhiều nhất. Nhờ đó, Chính phủ sẽ giúp cho người dân vừa thích ứng với điều kiện biến đổi, vừa bảo vệ tài sản cho họ, đảm bảo cho sinh kế.
• Phương Loan
 
Sửa lần cuối:

kimlong

Cây công nghiệp
Tham gia
15/2/08
Bài viết
107
Cảm xúc
1
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Người cần biết liệu đã biết

Khi biến đổi khí hậu thì mức độ tác động phụ thuộc rất nhiều vào chính sách và các điều chỉnh chiến lược của từng chính phủ. Theo như một số báo cáo hiện nay thì Việt Nam hiện là một trong số các nước chịu ảnh hưởng nặng nề của hiện tượng biến đổi khí hậu. Báo đài kêu, các tổ chức cũng kêu nhưng những chính trị gia lại chưa có phản ánh gì? Phải chăng họ biết rồi hay chưa biết?

Cần phải có những điều chỉnh quy hoạch mang tính chiến lược trong thời gian tới, phải xây dựng được các kịch bản có thể xảy ra trong tương lại để bổ sung vào các định hướng quy hoạch của các vùng ven biển.

THêm vào đó biến đổi khí hậu đâu chỉ là nước biển dâng lên? Sự thay đổi về khí hậu còn dẫn đến các hiện tượng sụt lở đất, bão, áp thấp nhiệt đới biến đổi thất thường (nhìn vào mấy cơn bão vừa qua là biết) do vậy phải có cả các biện pháp phòng chống hậu quả đó nữa chứ.

Đã đến lúc các cơ quan chức năng vào cuộc tích cực rồi, muộn còn hơn không?
 

huunam

Cây công nghiệp
Tham gia
30/8/09
Bài viết
379
Cảm xúc
8
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Diễn đàn Biến đổi khí hậu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Cập nhật (19/11/2009)

Trong hai ngày 12 và 13-11, tại Hội trường UBND thành phố Cần Thơ, Văn phòng Chính phủ cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Diễn đàn Biến đổi khí hậu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ nhất.



250 đại biểu gồm lãnh đạo và đại diện các cơ quan Văn phòng Trung Ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, các Bộ ngành, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Sứ quán Australia, Đan Mạch và các tổ chức phát triển quốc tế, các nhà khoa học trong và ngoài nước, về dự.

Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh trong bài phát biểu khai mạc Diễn đàn: Chính phủ Việt Nam coi việc ứng phó với biến đổi khí hậu là nhiệm vụ quan trọng. Mục tiêu cần đạt được của diễn đàn là không những làm cho người dân và các cơ quan nhà nước hiểu được tác động của biến đổi khí hậu mà còn cam kết thực hiện nghĩa vụ một cách chủ động và tăng cường hợp tác quốc tế trong lộ trình giải quyết các vấn đề giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên cho biết, giai đoạn 1 của Chương trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu xác định ĐBSCL là khu vực ưu tiên cho việc lên kế hoạch và thực thi các biện pháp giảm nhẹ tác động và thích nghi với biến đổi khí hậu, vì ĐBSCL là nơi chịu tác động mạnh nhất của biến đổi khí hậu.

Hội đồng Quốc tế của Liên hợp quốc tế về Biến đổi khí hậu đã kêu gọi sự chú ý đặc biệt đến các mối đe dọa đối với khu vực ĐBSCL. Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu của LHQ (IPCC) dự đoán rằng vào năm 2050 sẽ có hơn 1 triệu người tại khu vực ĐBSCL bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các tác động của biến đổi khí hậu dưới dạng xâm lấn bờ biển và mất đất đai, trước hết là do lũ lụt và giảm bồi đắp phù sa, ngoài ra cũng còn do nguy cơ mực nước biển dâng cao.

Hơn 30 tham luận của các nhà khoa học trong và ngoài nước, các nhà quản lý, nhất là cán bộ quản lý của ngành nông nghiệp, y tế, tài nguyên và môi trường, giao thông và vận tải của các tỉnh ĐBSCL được trao đổi tại Diễn đàn. Hầu hết các tham luận đều khẳng định nguy cơ của biến đổi khí hậu và trách nhiệm của các cấp, các ngành tại địa phương trong việc xây dựng kế hoạch hành động nhằm góp phần làm giảm nhẹ tác động cũng như thích ứng với biến đổi khí hậu trong khu vực. Các chuyên gia, điều phối viên trong lĩnh vực Biến đổi khí hậu đã trình bày các kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam; lồng ghép biến đổi khí hậuvào kế hoạch và chương trình phát triển ngành; kinh nghiệm thế giới và điểm phù hợp với châu thổ ĐBSCL; sáng kiến ứng phó với biến đổi khí hậu ở lưu vực sông Mê Công; các can thiệp liên quan đến biến đổi khí hậu của Ngân hàng phát triển châu Á.

Tiếp theo kế hoạch thích ứng biến đổi khí hậu của Quốc gia và ĐBSCL, mối đe dọa Biến đổi khí hậu đối với ĐBSCL thu hút sự quan tâm của nhiều người qua các tham luận nước biển dâng và lụt lội với biến đổi khí hậu, hỗ trợ về khả năng chống chọi và phục hồi biến đổi khí hậu của Ngân hàng thế giới đối với ĐBSCL, các can thiệp liên quan đến biến đổi khí hậu và việc chuẩn bị các kế hoạch đầu tư cho Quỹ Công nghệ sạch của Việt Nam.

Nhandan.com.vn
 
G

greeneyes

Guest
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Biến đổi khí hậu không chỉ là vấn đề của riêng một quốc gia nào, nó trở thành vấn đề của thế giới.Tuy nhiên việc hành động nhằm hạn chế những thay đổi tiêu cực ấy lại cần xuất phát từ chính ý thức mỗi con người trên hành tinh này.

Hãy chung tay góp sức, mang những hiểu biết của bạn về biến đổi khí hậu hay đơn giản là tuyên truyền cho người thân hiểu về nguyên nhân và hậu quả của biến đổi khí hậu.

Thế hệ trẻ chúng ta phải hành động vì tương lai chúng ta !
 
V

vn_nhuquynh

Guest
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
HÃY HÀNH ĐỘNG VÀ CỨU LẤY TRÁI ĐẤT CỦA CHÚNG TA.
HÃY LÊN TIẾNG VÌ MÔI TRƯỜNG XANH SẠCH ĐẸP.
HÃY KÊU GỌI SỰ GIÚP ĐỠ CỦA CỘNG ĐỒNG.
HÃY LÀM GƯƠNG CHO TRẺ CON.
BẰNG VIỆC LÀM NHỎ HẰNG NGÀY.
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI.
TIẾT KIỆM NƯỚC.
PHÁT HIỆN VÀ LÊN ÁN NHỮNG HÀNH VI HUỶ HOẠI MÔI TRƯỜNG
HỌC TẬP ĐỂ NÂNG CAO TRI THỨC, Ý THỨC, GÓP TIẾNG NÓI VƯỢT KHỎI BIÊN GIỚI.
...
 

nguyenletuquynh

Mầm xanh
Tham gia
4/11/09
Bài viết
10
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
VN đang bị ảnh hưởng nặng bởi sự biến đổi khí hậu - Chúng ta đang chìm - Bạn sẽ làm gì ?


Tác hại
:21:

Theo một nghiên cứu gần đây của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam được dự báo là một trong số quốc gia chịu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu khiến mực nước biển dâng cao sẽ có một diện tích lớn đất canh tác mầu mỡ nhất bị ngập nước, gây ảnh hưởng đến con người, đất nông nghiệp và Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).


Lượng mưa thất thường và luôn biến đổi. Nhiệt độ tăng cao hơn, tình hình thời tiến khốc liệt hơn. Tần suất và cường độ của những đợt bão lũ, triều cường tăng đột biến. Các dịch bệnh xuất hiện và lan tràn... Tình trạng thiếu hụt nước tăng cao. Diện tích rừng ngập mặn cũng bị tác động. Phân bố rừng nguyên sinh, thứ sinh có thể dịch chuyển. Nguy cơ tuyệt chủng các loài động thực vật gia tăng. Nguy cơ cháy rừng, phát tán dịch bệnh ngày càng hiển hiện. Nguồn thủy, hải sản bị phân tán.



Riêng việc nước biển dâng cao có thể khiến 22 triệu người Việt Nam mất nhà. Một phần lớn diện tích của đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long có thể bị ngập lụt do nước biển dâng, các chuyên gia cảnh báo.



Theo tính toán, năm 2070 các loại cây trồng Việt Nam có thể sẽ lên tới độ cao 550 mét và hướng lên phía bắc 100 - 200 km so với hiện tại. Các loài cây á nhiệt đới suy giảm... Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp sẽ buộc phải điều chỉnh.


:30:Thật sự chăng !!!



Bóng đen biến đổi khí hậu đang trùm lên toàn Việt Nam. Nếu không điều chỉnh, đất nước sẽ ngày càng ngập sâu vào "món nợ sinh thái" không bền vững mà các thế hệ mai sau sẽ là người phải trả.



Nguồn: http://vietnamnet.vn/chinhtri/2007/11/757264/


Tăng 2 độ C, 22 triệu người Việt mất nhà :1998618:

Theo nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), TP Hồ Chí Minh nằm trong danh sách 10 thành phố bị đe doạ nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu (bao gồm Calcutta và Bombay của Ấn Độ, Dacca của Bangladesh, Thượng Hải, Quảng Châu của Trung Quốc, TPHCM của VN, Bangkok của Thái Lan và Yangon của Myanmar).

Theo bản báo cáo về phát triển con người 2007-2008 của UNDP, nếu nhiệt độ trên trái đất tăng thêm 2 độ C, thì 22 triệu người ở VN sẽ mất nhà và 45% diện tích đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhất của VN sẽ ngập chìm trong nước biển.

Ông Christophe Bahuet - Phó đại diện UNDP tại VN - nhận định: Biến đổi khí hậu có thể dẫn đến 5 nguy cơ lớn: Giảm năng suất nông nghiệp; gia tăng tình trạng thiếu nước; thời tiết cực đoan gia tăng; các hệ sinh thái tan vỡ và bệnh tật gia tăng.

Nước biển đang lấy đất

Với trên 3.000km bờ biển, VN được coi là quốc gia có mức độ dễ bị tổn thương cao hơn trước sự biến đổi khí hậu. Các huyện ven biển tỉnh Nghệ An thời gian gần đây đang bị nước biển xâm lấn đến mức báo động. Nhiều xã nằm cách bờ biển từ 5 đến 10km, nhưng đã và đang bị nước mặn tấn công.

ĐBSCL sẽ ngập 1.708km2 đất. Đó là thông tin do Viện Khoa học Khí tượng thuỷ văn và Môi trường (KT-TV&MT) đưa ra tại hội thảo khoa học thường niên 2007 mới tổ chức tại TPHCM.

Theo thống kê, ĐBSCL có tổng diện tích 34.322km2, trong đó 18.066km2 đất thuộc các huyện ven biển. Trong các thập kỷ gần đây, yếu tố khí tượng thuỷ văn tại ĐBSCL tiếp tục thay đổi theo chiều hướng xấu. Các thiên tai như bão tố, lụt lội, xâm nhập mặn... xảy ra thường xuyên hơn và khó dự đoán.

Dự đoán, khi mực nước biển dâng cao từ 0,2-0,6m, sẽ có 1.708km2 đất bị ngập ảnh hưởng tới 108.267 người sinh sống. Tệ hơn thế, trong trường hợp nước dâng cao hơn mức dự đoán-Viện trưởng Viện Khoa học KTTV MT, ông Trần Thục cho biết: "Chỉ cần nước biển dâng lên vài mét, chúng ta sẽ mất đi một diện tích đất khoảng 15.000-20.000km2 tại ĐBSCL".

Hạn hán và lũ lụt

Dự án "Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu ở lưu vực sông Hương và chính sách thích nghi ở huyện Phú Vang, Huế" do Viện Khoa học KT-TV&MT thực hiện cho thấy, tài nguyên nước tại lưu vực sông Hương đang biến đổi theo tác động của biến đổi khí hậu. Nhiệt độ có xu hướng tăng dần lên. Cường độ mưa đang có xu hướng tăng lên rõ rệt, và trên phần lớn lãnh thổ, lượng mưa có xu hướng giảm đi trong tháng 7, 8 và tăng lên trong các tháng 9, 10, 11.

Theo bà Nguyễn Thị Hiền Thuận, Phó Phân viện trưởng Phân viện Khoa học KT-TV&MT tại TPHCM: "Khí hậu VN đã nóng lên 0,1-0,2độ C trong hơn 10 năm qua. Mực nước biển cũng đã dâng cao hơn. Dù tổng lượng mưa ít thay đổi, nhưng thời điểm mưa đã thay đổi, mùa khô kéo dài hơn, mùa mưa nhiều mưa hơn, khiến cho hạn hán và lũ lụt đều có chiều hướng tăng lên".

Trong 3 tháng cuối năm 2007, lượng mưa ở Trung Bộ và Bắc Tây Nguyên vượt từ 100%-150% so với trung bình nhiều năm đã gây ra sáu trận lụt liên tiếp chưa từng có ở khu vực này gây thiệt hại nghiêm trọng.

Ở khu vực Bắc Bộ, lượng mưa lại thấp hơn 50%-80% so với mức trung bình nhiều năm, nên lượng dòng chảy trên các dòng sông ở Bắc Bộ đang cạn kiệt nhanh.


Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng-Thuỷ văn Trung ương (TTDBKTTVTƯ), mực nước hồ Hoà Bình đã xuống thấp tới mức kỷ lục so với trung bình nhiều năm. Mực nước ngày 19.12, tại hồ Hoà Bình là 114,60m, với lưu lượng nước chảy về hồ là 510m³/s.

Trong khi đó, mực nước cùng thời kỳ năm 2006 (năm có mực nước và lưu lượng đến hồ Hoà Bình thấp nhất trong chuỗi số liệu 100 năm) là 116,40m và lưu lượng nước về hồ là 570m³/s.


Cũng theo dự báo của TTDBKTTVTƯ, lượng nước thượng nguồn các sông ở Bắc Bộ từ Trung Quốc chảy về hầu như không có, nên tình trạng thiếu nước phát điện chắc chắn sẽ rất cao trong thời gian tới.



Nguồn: http://www.laodong.com.vn/Home/Bien-doi-khi-hau--nhung-hiem-hoa-dang-de-doa-VN/200712/70850.laodong


Vì sao ?:1998618:

Với bờ biển dài và những đồng bằng có nhiều sông, ngòi, Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự thay đổi khí hậu. Hơn một phần ba dân số và khoảng 16% diện tích đất sẽ bị ảnh hưởng nếu mực nước biển dâng lên 5m. Hàng trăm loài sẽ bị đe doạ tuyệt chủng bởi sự suy giảm các dải san hô ngầm hay sự thu hẹp các khu rừng đước và vùng ngập mặn.


Nguyên nhân:k4664436:


Nguyên nhân chủ yếu là do cháy rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất dẫn tới làm thu hẹp nơi cư trú của giống loài; khai thác và đánh bắt quá mức, tình trạng buôn buôn bán trái phép động vật, thực vật quý hiếm; ô nhiễm môi trường.

Những hình ảnh này là do ai?

Đốt rừng - Phá rừng

http://nongnghiep.vn/Upload/Image/2008/4/8/chay rung.jpg

Xả thải của nhà máy





Ô nhiễm môi trường



Theo bạn giờ chúng ta phải làm gì ?

Tái bút: bạn hãy gửi thông điệp này đến cho tất cả mọi người trong yahoo của bạn - đây cũng là thông điệp tuyên truyền môi trường - hãy làm những hành động nhỏ nhất có thể




Hay quá, cần phải phổ biến rộng rãi không chỉ trên diễn đàn này mà phải ở nhiều trang khác nữa!
 

baboxanh

Cỏ 4 lá
Tham gia
4/1/08
Bài viết
62
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Hội thảo Môi trường đới ven bờ Duyên hải miền Trung Việt Nam vừa được tổ chức tại Viện Tài nguyên Môi trường và CNSH - ĐH Huế có đề tài tham gia của PGS.TS Lê Văn Thăng, viện trưởng. Thầy đã đưa ra một lời kết khá hay, các bạn cho ý kiến nhé:
Đề tài: Tác động cuả BĐKH:toàn cầu-quốc gia-điạ phương

" Thay lời kết:
-Quan điểm: thích ứng hơn là chống lại sự BĐKH
- chúng ta phải tránh những điều không thể quản lý được và quản lý những điều không thể tránh được"
 

bibipupu

Cây công nghiệp
Tham gia
21/10/07
Bài viết
320
Cảm xúc
1

baboxanh

Cỏ 4 lá
Tham gia
4/1/08
Bài viết
62
Cảm xúc
0

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua