Snow_wolf
Cây cổ thụ
- Tham gia
- 22/5/07
- Bài viết
- 1,130
- Cảm xúc
- 14
Ở thập kỷ 1950 một phản ứng chung đối với các vấn đề ô nhiễm môi trường là lờ đi những vấn đề đó. Điều này là có thể khi các vấn đề này là tương đối nhỏ và nhận thức về sức khoẻ và các ảnh hưởng môi trường là không cao. Mục tiêu chính của phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế. Người ta cho là khi đó phát triển kinh tế tự thân nó sẽ dẫn đến một sự cải thiện trong chất lượng cuộc sống.
Trong thập niên 1960, một phương pháp chung đối với ô nhiễm là giảm mật độ và phân tán sự tập trung của chất gây ô nhiễm, lấy ví dụ bằng cách xây dựng ống khói cao và những hệ thống đường ống mở rộng thông ra biển để giảm mật độ nước gây ô nhiễm. Người ta đã sớm nhận ra rằng phương pháp này không giải quyết được vấn đề. Nhiều chất gây ô nhiễm đã được thấy là độc thậm chí ở những nơi tập trung ít. Một số hoá chất độc tồn tại rất lâu, tích tụ trong đất và nước và cuối cùng tìm được trong chuỗi thức ăn. Khi mà khả năng hấp thụ của môi trường đối với chất gây ô nhiễm đã bị vượt quá, đã có nhửừng nỗ lực để thiết lập các tiêu chuẩn môi trường nhằm kiểm soát sự thải chất ô nhiễm.
Vào thập niên 1970, khi mà cả Châu Á và Thái Bình Dương lượng thải là quá lớn để có thể giảm mật độ và sự có hạn của khả năng hấp thụ của những khu vực nhận chất thải bắt đầu được nhận thức điều này dẫn đến việc cả Châu Á và Thái Bình Dương bắt đầu xây dựng hệ thống xử lý để đảm bảo sự thải từ các ngành công nghiệp và những doanh nghiệp khác đạt được các tiêu chuẩn chất lượng môi trường đã được quy định.Lắp đặt các hệ thống xử lý như vậy được gọi là phương pháp "xử lý cuối đường ống".
Khi các tiêu chuẩn chất thải trở nên nghiêm ngặt hơn, chi phí cho cách "xử lý cuối đường ống" như vậy càng trở nên đắt hơn và đã tác động đến tính khả thi về kinh tế của một số ngành. Vài trong số những ngành này trên thực tế đã chuyển đến những nước không có những tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt.
Các chi phí cho xử lý đã từng đạt tới "1% và cao tới 2% tổng sản phẩm quốc nội tại các nước công nghiệp cho đến cuối thập niên 1970". Cho dù chi phí cao, phương pháp "xử lý cuối đường ống" được thấy là vẫn chưa thể đủ.Các chất gây ô nhiễm không được loại trừ nhưng được chuyển hoàn toàn từ môi trường này qua môi trường khác. Công nghiệp khi đó đã bắt đầu khám phá những lựa chọn công nghệ mới để giảm ô nhiễm tận gốc, nghĩa là, ngăn chặn ô nhiễm nhờ những hoạt động như Sản xuất Sạch hơn. Thập niên 1990 đã chứng kiến sự xuất hiện của nhu cầu đảm bảo ngăn chặn ô nhiễm qua việc tận dụng tài nguyên hiệu quả. Các khái niệm của thiết kế sinh thái, năng suất xanh, đánh giá vòng đời sản phẩm và sự bền vững sinh thái đang nổi lên như những khu vực chung với khái niệm ngăn chặn ô nhiễm và sản xuất sạch hơn.
tham khảo từ http://www.vngp.net.vn/concept/frmShowConcept2.asp
Sửa lần cuối: