Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Yeumoitruong - Since 2007

XỬ LÍ CTR THÀNH DẦU DIEZEN

buiquanghoa

Mầm xanh
Tham gia
20/4/11
Bài viết
13
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
:







I.MỞ ĐẨU
II.ĐẶT VẤN ĐỀ
III.TÌNH HÌNH RÁC THẢI VIỆT NAM
III.1. TÌNH HÌNH PHÁT SINH
III.1.1. CHẤT THẢI SINH HOẠT
III.1.2. CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP
III.2. TÌNH HÌNH XỬ LÝ

IV.CÁC CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ TÁI CHẾ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN
IV.1.LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 2005
IV.2.NGHỊ ĐỊNH 59/2007/NĐ-CP
IV.3.NGHỊ ĐỊNH 04/2009/NĐ-CP VỀ ƯU ĐÃI, HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
V.CÔNG NGHỆ XỬ LÝ RÁC THẢI HIỆN ĐẠI NHẤT HIỆN NAY CỦA CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC
V.1. QUY TRÌNH, DÂY CHUYỀN XỬ LÝ
V.1.1. SẢN PHẨM THỨ NHẤTT: DẦU DIEZEN.
V1..2. SẢN PHẨM THỨ HAI: CHẤT BÃ CỦA DẦU - RÁC LÀ PHÂN BÓN RUỘNG RẤT TỐT.
V.1.3. SẢN PHẨM THỨ BA: CHẤT THẢI CỦA DẦU LÀM NHỰA RẢI ĐƯỜNG.
V.1.4.TÓM TẮT DÂY CHUYỀN XỬ LÝ
V.2.CÁC THÔNG SỐ VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN
HIỆU QUẢ CUỐI CÙNG
VI.KẾT LUẬN ,KIẾN NGHỊ
VI.1.KẾT LUẬN
VI.2.KIẾN NGHỊ
VII.TÀI LIỆU THAM KHẢO

I.MỞ ĐẨU

Để góp phần vào việc xử lý rác thải ở nước ta hiện nay, có rất nhiều công ty,tổ chức đã nghiên cứu cũng như mang từ nước bạn về những quy trình công nghệ xử lý rác thải hiệu quả. Điển hình là Công ty Tư vấn dịch vụ khoa học công nghệ và xúc tiến thương mại trực thuộc Viện Khoa học nghiên cứu nhân tài - nhân lực (ISSTH), đại diện từ phía Đức, vừa mang từ Cộng hòa Liên bang Đức về Việt Nam một quy trình công nghệ gồm các bản thiết kế, phim, ảnh về công nghệ xử lý rác thải thành dầu điêden. Đây là công nghệ xử lý chế biến rác thải thành dầu điêden hiện đại nhất của Đức hiện nay. Trên thế giới, Đức là nước đầu tiên phát minh ra công nghệ này.
Công nghệ xử lý rác thải mới nhất này giúp giải quyết bài toán xử lý rác thải nói chung và tạo giá trị kinh tế cho đất nước với sản lượng lên tới hàng chục triệu lít dầu Diesel mỗi năm trong thời điểm kinh tế hậu khủng hoảng còn nhiều khó khăn cũng như giá xăng dầu thế giới liên tục biển đổi theo chiều hướng đi lên.
Với bài báo cáo này,chúng tôi hi vọng nhận được sự quan tâm, ủng hộ và chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương để trước là sớm giải quyết vấn đề rác thải, vốn là vấn đề cấp thiết hiện nay; sau là để tiết kiệm tài nguyên, khai thác tối đa giá trị sử dụng của rác thải, đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất góp phần phát triển đất nước, xây dựng dân giàu nước mạnh.Chúng tôi cũng hi vọng nhận được sự đóng góp, đầu tư và ủng hộ của các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp có liên quan và chịu ảnh hưởng từ môi trường, nhằm sớm xây dựng được các nhà máy xử lý chế biến rác thải thành dầu Diesel tại các tỉnh thành phố trên toàn quốc.
Xin cảm ơn những người đã, đang và sẽ hỗ trợ chúng tôi thực hiện ước mơ xây dựng đất nước Việt Nam ngày một xanh sạch đẹp và phồn vinh thịnh vượng.


Ảnh: Việt Nam xanh

II.ĐẶT VẤN ĐỀ
Rác là những vật và chất mà người dùng không còn muốn sử dụng và thải ra. Trong cuộc sống, rác được hình dung là những chất không còn được sửdụng cùng với những chất độc được xuất ra từ chúng.Rác thải, đặc biệt là nhựa phế liệu, đang trở thành gánh nặng cho xã hội. Ai cũng biết rác là chất thải, là thứ bỏ đi. Nhưng không phải ai cũng biết, rác thải ngày càng nhiều và là hiểm hoạ đối với con người và nguy hại gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Các bãi rác không hợp vệ sinh, đúng quy cách, đặc biệt là các bãi lộ thiên có ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước ngầm, ô nhiễm môi môi trường sống và gây nguy hiểm đến sức khoẻ con người. Việc xử lý rác thải đang là vấn nạn, giải quyết nó đang là vấn đề bức xúc. Mỗi ngày cả nước thải ra khoảng 50 nghìn tấn rác sinh hoạt, trong đó, 27 nghìn tấn ở khu vực nông thôn và 23 nghìn tấn ở khu vực thành thị.
Việt Nam hiện nay chưa có một nhà máy nào xử lý rác thác thành dầu điêden, mới chỉ có dự án chuẩn bị nghiên cứu chế biến túi nilông rác thải thành vật liệu xây dựng và dầu đốt công nghiệp.
Rác có ở mọi lúc, mọi nơi …



Theo Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội, tổng lượng rác thải sinh hoạt đô thị của thành phố vào khoảng 2.800 tấn/ngày; ngoài ra chất thải công nghiệp, chất thải xây dựng, chất thải y tế cũng là “vấn đề rất lớn” với tổng khối lượng khoảng 2.000 tấn khác/ngày. Chất thải rắn (CTR) sinh hoạt chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại: khoảng 60%; chất thải xây dựng chiếm khoảng 1/4 và lượng chất thải phân bùn bể phốt là 5%.
Rác xuất hiện ở khắp mọi nơi, chỗ nào cũng có thể thấy rác, từ quán ăn, chợ, trên đường, tại các trường học, ký túc xá, bệnh viện đến các sông hồ...
Hầu hết trên các tuyến đường, tại các khu phố và các khu chung cư đều có khẩu hiệu với nội dung vận động, khuyến khích người dân thực hiện nếp sống văn minh đô thị, trong đó có việc đổ rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi… Phần lớn người dân đã nghiêm túc chấp hành, nhưng thực tế vẫn còn những đống rác nằm ngổn ngang, nhiều người vẫn vô tư xả rác trên đường,…



Ảnh: khẩu hiệu về môi trường
Tại các sông, hồ rác chủ yếu do người dân sống hai bên bờ và những người buôn bán tiện tay vứt xuống. Kinh khủng nhất vẫn là rác tại các chợ. Đây không còn là vấn đề của một cá nhân nào nữa mà nó đã trở thành nỗi lo của toàn xã hội . Vì vậy vấn đề được đặt ra lúc này đó chính là hãy nghiên cứu tìm ra công nghệ xử lý rác thải , cụ thể là công nghệ xử lý ctr thành dầu diezen của Đức ,từ đó tìm ra những ưu điểm để có thể vận dụng vào tình hình ở nước ta hiện nay.








III. HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT NAM VÀ TÌNH HÌNH XỬ LÝ

III.1. TÌNH HÌNH PHÁT SINH

Ở Việt Nam mỗi năm phát sinh đến hơn 15 triệu tấn chất thải rắn, trong đó chất thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, nhà hàng, các khu chợ và kinh doanh chiếm tới 80% tổng lượng chất thải phát sinh trong cả nước. Lượng còn lại phát sinh từ các cơ sở công nghiệp. Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại tuy phát sinh với khối lượng ít hơn nhiều nhưng cũng được coi là nguồn thải đáng lưu ý do chúng có nguy cơ gây hại cho sức khoẻ và môi trường rất cao nếu như không được xử lý theo cách thích hợp.
Lượng chất thải phát sinh ở Việt Nam năm 2003
Nguồn Thành phần Lượng phát sinh (tấn/năm)
Chất thải sinh hoạt Các khu thương mại, khu dân cư Thức ăn, nhựa, giấy, thuỷ tinh 6.400.000 6.400.000 2.800.000
Chất thải công nghiệp không nguy hại Các cơ sở công nghiệp Kim loại, gỗ 1.740.000 770.000 2.510.000
Chất thải công nghiệp nguy hại Các cơ sở công nghiệp Xăng dầu, bùn thải, các chất hữu cơ 126.000 2.400 128.000
Chất thải y tế nguy hại Bệnh viện Mô, mẫu máu, xi lanh 126.000 2400 21.500
Tổng lượng chất thải phi nông nghiệp 8.266.000 7.172.400 15.459.000
Nông nghiệp Trồng trọt, chăn nuôi Thân, rễ, lá cây, cỏ cây Không có 64.560.000 64.560.000
Nguồn: Báo cáo Hiện trạng Môi trường Việt Nam, 2002, Bộ Y tế 2004, Cục MT 1999, Bộ Công nghiệp 2002 – 2003.



III.1.1. CHẤT THẢI SINH HOẠT
Các đô thị là nguồn phát sinh chính của chất thải sinh hoạt. Các khu đô thị tuy có dân số chỉ chiếm 24% dân số của cả nước nhưng lại phát sinh đến hơn 6 triệu tấn chất thải mỗi năm (tương ứng với 50% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt của cả nước). Ước tính mỗi người dân đô thị ở Việt Nam trung bình phát thải khoảng trên 2/3 kg chất thải mỗi ngày, gấp đôi lượng thải bình quân đầu người ở vùng nông thôn. Chất thải phát sinh từ các hộ gia đình và các khu kinh doanh ở vùng nông thôn và đô thị có thành phần khác nhau. Chất thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, các khu chợ và khu kinh doanh ở nông thôn chứa một tỷ lệ lớn các chất hữu cơ dễ phân huỷ (chiếm 60-75%). Ở các vùng đô thị, chất thải có thành phần các chất hữu cơ dễ phân huỷ thấp hơn (chỉ chiếm cỡ 50% tổng lượng chất thải sinh hoạt). Sự thay đổi về mô hình tiêu thụ và sản phẩm là nguyên nhân dẫn đến làm tăng tỷ lệ phát sinh chất thải nguy hại và chất thải không phân huỷ được như nhựa, kim loại và thuỷ tinh.

Phân loại chất thải sinh hoạt
Lượng phát thải theo đầu người (kg/người/ngày) Tỷ lệ % so với tổng lượng thải Thành phần hữu cơ ( % )
Đô thị (Toàn quốc) 0,7 50 55
TP. Hồ Chí Minh 1,3 9
Hà Nội 1,0 6
Đà Nẵng 0,9 2
Nông thôn (Toàn quốc) 0,3 50 60-65
Nguồn: Khảo sát của nhóm tư vấn 2004, Cục bảo vệ Môi trường, Bộ Công nghiệp 2002 -2003.
Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đô thị ở Việt Nam







Trong 20 năm qua, Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể về phát triển kinh tế - xã hội. Từ năm 2005 đến nay, GDP liên tục tăng, bình quân đạt trên 7%/năm. Năm 2005, tốc độ này đạt 8,43%, là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 9 năm qua. Đến cuối năm 2005, dân số Việt Nam là 83.119.900 người. Từ năm 2000 - 2005, dân số Việt Nam tăng 5,48 triệu người, trong đó tỉ lệ dân số thành thị tăng từ 24,18% năm 2000 - 26,97% năm 2005, tương ứng tỉ lệ dân số nông thôn giảm từ 75,82% xuống 73,93%. Dự báo đến năm 2010, dân số thành thị lên tới 30,4 triệu người, chiếm 33% dân số và đến năm 2020 là 46 triệu người, chiếm 45% dân số cả nước.
Năm 1990, Việt Nam có khoảng 500 đô thị lớn nhỏ. Tính đến tháng 6/2007 có tổng cộng 729 đô thị các loại, trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt (Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh), 4 đô thị loại I (thành phố), 13 đô thị loại II (thành phố), 43 đô thị loại III (thành phố), 36 đô thị loại IV (thị xã), 631 đô thị loại V (thị trấn và thị tứ). Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh đã trở thành nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, đô thị hóa quá nhanh đã tạo ra sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường và phát triển không bền vững. Lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp ngày càng nhiều với thành phần phức tạp [1].
Lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%), Cao Lãnh (12,5%)... Các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh CTRSH tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%).
Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả nước lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y tế. Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại ở các đô thị tuy chiếm tỷ lệ ít nhưng chưa được xử lý triệt để vẫn còn tình trạng chôn lấp lẫn với CTRSH đô thị.
Kết quả điều tra tổng thể năm 2006 - 2007 cho thấy, lượng CTRSH đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tuy chỉ có 2 đô thị nhưng tổng lượng CTRSH phát sinh tới 8.000 tấn/ngày (2.920.000 tấn/năm) chiếm 45,24% tổng lượng CTRSH phát sinh từ tất cả các đô thị (hình 1 và bảng 1).


Tính theo vùng địa lý (hay vùng phát triển kinh tế - xã hội) thì các đô thị vùng Đông Nam bộ có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất tới 2.450.245 tấn/năm (chiếm 37,94% tổng lượng phát sinh CTRSH các đô thị loại III trở lên của cả nước), tiếp đến là các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng có lượng phát sinh CTRSH đô thị là 1.622.060 tấn/năm (chiếm 25,12%). Các đô thị khu vực miền núi Tây Bắc bộ có lượng phát sinh CTRSH đô thị thấp nhất chỉ có 69.350 tấn/năm (chiếm 1,07% ), tiếp đến là các đô thị thuộc các tỉnh vùng Tây Nguyên, tổng lượng phát sinh CTRSH đô thị là 237.350 tấn/năm (chiếm 3,68%) (Hình 2.2). Đô thị có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất là TP. Hồ Chí Minh (5.500 tấn/ngày), Hà Nội (2.500 tấn/ngày); đô thị có lượng CTRSH phát sinh ít nhất là Bắc Kạn - 12,3 tấn/ngày; Thị xã Gia Nghĩa 12,6 tấn/ngày, Cao Bằng 20 tấn/ngày; TP. Đồng Hới 32,0 tấn/ngày; TP Yên Bái 33,4 tấn/ngày và thị xã Hà Giang 37,1 tấn/ngày.
Tỷ lệ phát sinh CTRSH đôthị bình quân trên đầu người tại các đô thị đặc biệt và đô thị loại I tương đối cao (0,84 – 0,96kg/người/ngày); đô thị loại II và loại III có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người là tương đương nhau (0,72 - 0,73 kg/người/ngày); đô thị loại IV có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên một đầu người đạt khoảng 0,65 kg/người/ngày.
Tỷ lệ phát sinh CTRSH tính bình quân lớn nhất tập trung ở các đô thị phát triển du lịch như TP. Hạ Long 1,38kg/người/ngày; TP. Hội An 1,08kg/người/ngày; TP. Đà Lạt 1,06kg/người/ngày; TP. Ninh Bình 1,30kg/người/ngày. Các đô thị có tỷ lệ phát sinh CTRSH tính bình quân đầu người thấp nhất là TP. Đồng Hới (Tỉnh Quảng Bình) chỉ 0,31kg/người/ngày; Thị xã Gia Nghĩa 0,35kg/người/ngày; Thị xã Kon Tum 0,35kg/người/ngày; Thị xã Cao Bằng 0,38kg/người/ngày. Trong khi đó tỷ lệ phát sinh bình quân đầu người tính trung bình cho các đô thị trên phạm vi cả nước là 0,73kg/người/ngày (bảng 2).

Với kết quả điều tra thống kê chưa đầy đủ như trên cho thấy, tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị ở nước ta ngày càng gia tăng với tỷ lệ tương đối cao (10%/năm) so với các nước phát triển trên thế giới. Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV lên khoảng 6,5 triệu tấn/năm (năm 2004: tổng lượng chất thải sinh hoạt của tất cả các đô thị Việt Nam là 6,4 triệu tấn/năm). Dự báo tổng lượng CTRSH đô thị đến năm 2010 vào khoảng hơn 12 triệu tấn/năm và đến năm 2020 khoảng gần 22 triệu tấn/năm. Để quản lý tốt nguồn chất thải này, đòi hỏi các cơ quan hữu quan cần đặc biệt quan tâm hơn nữa đến các khâu giảm thiểu tại nguồn, tăng cường tái chế, tái sử dụng, đầu tư công nghệ xử lý, tiêu hủy thích hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do CTRSH gây ra.
III.1.2. CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP
Ước tính, lượng phát sinh chất thải công nghiệp chiếm khoảng 20-25% tổng lượng chất thải sinh hoạt, tuỳ theo quy mô và cơ cấu công nghiệp của từng tỉnh/thành phố. Chất thải công nghiệp tập trung nhiều ở miền Nam. Gần một nửa lượng chất thải công nghiệp của cả nước phát sinh ở khu vực Đông Nam Bộ trong đó Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố chính của khu vực này phát sinh 31% tổng lượng chất thải công nghiệp cả nước. Tiếp theo sau vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Chất thải công nghiệp phát sinh từ các làng nghề ở vùng nông thôn chủ yếu tập trung ở miền Bắc. Các làng nghề là một yếu tố đặc trưng của Việt Nam. Đây là các làng ở vùng nông thôn với nguồn thu nhập phát sinh chủ yếu từ các hoạt động nghề, đặc biệt là các nghề thủ công như sản xuất đồ gốm, dệt may, tái chế chất thải, chế biến thực phẩm và hàng thủ công mỹ nghệ. Có khoảng 1.450 làng nghề phân bố trên các vùng nông thôn thuộc 56 tỉnh của Việt Nam, mỗi năm phát thải cỡ 774.000 tấn chất thải công nghiệp không nguy hại. 54% lượng chất thải này có nguồn gốc phát sinh từ 3 tỉnh phía Bắc là Hà Tây, Bắc Ninh và Hà Nội; khoảng 68% tổng lượng chất thải này phát sinh từ các vùng miền Bắc.
III.2. TÌNH HÌNH XỬ LÝ

Lượng chất thải rắn thu gom tại các đô thị Việt Nam hiện chỉ đạt khoảng 70% yêu cầu so với thực tế và chủ yếu tập trung tại các khu vực nội thành. Phần lớn các đô thị, khu đô thị đều chưa có bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh và vận hành đúng quy trình. Bên cạnh đó, các loại chất thải nguy hại không được phân loại riêng mà trộn chung với những chất thải sinh hoạt, nếu không được xử lý triệt để sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, dẫn đến suy thoái môi trường đất, nước, không khí...

Công nghệ xử lý chất thải rắn ở các đô thị Việt Nam thường là tự thiết kế và chế tạo nhưng đã tập hợp tương đối đầy đủ các loại hình có tính phổ biến để xử lý chất thải rắn, nước thải và khí thải đô thị. Trình độ công nghệ đã đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. Đặc biệt, giá giảm so với giá của công nghệ ngoại nhập. Tuy nhiên, việc sản xuất thiết bị, công nghệ còn ở tình trạng cá thể, đơn chiếc, chưa có sản xuất chế tạo công nghệ môi trường hàng loạt hoặc sản xuất trên dây chuyền công nghiệp. Thị trường công nghệ môi trường nội địa chưa được hình thành cho dù hiện tại đang có nhu cầu. Vốn đầu tư cho môi trường ở nước ta còn rất hạn chế. Khả năng cung thì có nhưng chưa có sản phẩm công nghiệp và thương hiệu để bán. Chưa có đội ngũ các nhà đầu tư chuyên nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh thiết bị công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường. Đội ngũ các nhà khoa học và công nghệ môi trường còn yếu và thiếu.
Để đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị về tăng cường quản lý chất rắn. Theo đó, đến năm 2010 xử lý 100% chất thải rắn y tế nguy hại và trên 60% chất thải nguy hại công nghiệp bằng những công nghệ phù hợp; đồng thời xử lý triệt để các bãi rác gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Thủ tướng cũng yêu cầu các cơ quan chức năng, địa phương nhanh chóng hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn về chất thải rắn và khuyến khích 100% đô thị xã hội hóa công tác quản lý, xử lý chất thải rắn bằng nhiều hình thức.
Thành phố Hà Nội cũng đã ban hành Chương trình hành động về công tác bảo vệ môi trường Thủ đô thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chương trình xác định một số chỉ tiêu về môi trường đến năm 2010, trong đó có chỉ tiêu 100% rác thải sinh hoạt đô thị được thu gom, vận chuyển, xử lý hợp vệ sinh và 40% được tái chế. Chương trình này nhằm ngăn ngừa, hạn chế ô nhiễm và suy thoái môi trường; giải quyết tích cực những vấn đề ô nhiễm môi trường nước mặt, suy thoái nguồn nước ngầm, rác thải sinh hoạt, rác thải nguy hại công nghiệp, ô nhiễm bụi...
Thành phố Tuy Hòa (Phú Yên) cũng vừa được Chính phủ Bỉ tài trợ cho Dự án cải thiện điều kiện vệ sinh và bảo vệ môi trường. Dự án này có tổng kinh phí là 3,3 triệu Euro, được triển khai trong 3 năm (2006 - 2008), giúp thành phố Tuy Hòa xây dựng một khu xử lý rác thải hợp vệ sinh nhằm cải thiện điều kiện môi trường, sức khỏe cho người dân trên địa bàn. Dự án cũng góp phần nâng cao năng lực quản lý cho Công ty quản lý môi trường đô thị Phú Yên trong việc thu gom và xử lý rác thải rắn; đồng thời nâng cao nhận thức của cộng đồng, tăng cường sự tham gia của người dân vào hoạt động cải thiện điều kiện vệ sinh và bảo vệ môi trường.
Tỉnh Kiên Giang dự kiến xây dựng nhà máy phát điện từ rác thải trên đảo Phú Quốc. Đây là đề xuất của Viện tái chế bảo vệ môi trường Cộng hòa Liên bang Đức và Đại học Cần Thơ. Theo đó, điện năng sẽ được sản xuất từ rác và nước thải sinh hoạt thông qua nhà máy khí sinh học biogas và máy đốt sinh khối. Công nghệ này đã được áp dụng thành công ở nhiều nước châu Âu, không chỉ tạo ra điện năng mà còn cho sản phẩm phân bón hữu cơ. Việc xây dựng nhà máy phát điện từ rác thải rất có lợi cho kinh tế và giải quyết vấn đề môi trường vốn đang bức xúc trên đảo Phú Quốc.

IV.CÁC CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ TÁI CHẾ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN
IV.1.Lu ậ t b ả o v ệ m ô i trư ờ ng 2005

Luật BVMT 2005 khuyến khích hoạt động giảm thiểu, thu gom, tái chế và tái sử dụng chất thải (Điều 6), đồng thời bắt buộc tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh chất thải có trách nhiệm giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng để hạn chế đến mức thấp nhất lượng chất thải phải tiêu huỷ, thải bỏ (Điều 66). Luật cũng quy định chất thải phải được phân loại tại nguồn theo các nhóm phù hợp với mục đích tái chế, xử lý, tiêu huỷ và chôn lấp và tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở tái chế chất thải được hưởng ưu đãi về thuế, hỗ trợ vốn, đất đai để xây dựng cơ sở tái chế chất thải (Điều 68).
IV.2.Ngh ị đ ị nh 59/2007/NĐ-CP

Theo Nghị định này, công nghệ xử lý CTR bao gồm 9 loại hình trong đó có 4 loại công nghệ tái chế, thu hồi năng lượng: đốt rác tạo nguồn năng lượng; chế biến phân hữu cơ; chế biến khí biogas; tái chế rác thải thành các vật liệu và chế phẩm xây dựng (Điều 29). Khuyến khích lựa chọn công nghệ đồng bộ, tiên tiến cho hoạt động tái chế, tái sử dụng chất thải để tạo ra nguyên liệu và năng lượng, đồng thời giảm thiểu khối lượng CTR phải chôn lấp, tiết kiệm quỹ đất sử dụng chôn lấp và bảo đảm vệ sinh môi trường.
IV.3.Ngh ị đ ị nh 04/2009/NĐ-CP v ề ưu đãi, h ỗ tr ợ ho ạ t đ ộ ng b ả o v ệ m ô i trư ờ ng

Nghị định này quy định về ưu đãi, hỗ trợ về đất đai, vốn; miễn, giảm thuế, phí đối với hoạt động bảo vệ môi trường; trợ giá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm từ hoạt động bảo vệ môi trường và các ưu đãi, hỗ trợ khác đối với hoạt động và sản phẩm từ hoạt động bảo vệ môi trường. Theo đó đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) kỹ thuật xử lý, tái chế chất thải, công nghệ thân thiện với môi trường chiếm 25% doanh thu trở lên; nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ, vật liệu sử dụng trực tiếp trong việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải là những hoạt động được đặc biệt ưu đãi, hỗ trợ. Các hoạt động sản xuất năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải và các sản phẩm từ hoạt động tái chế chất thải thuộc danh mục được ưu đãi, hỗ trợ.
Rác thải đã, đang và sẽ tiếp tục là vấn nạn xã hội, là vấn đề làm đau đầu các nhà chức trách nếu như chúng ta không có những biện pháp kịp thời, hợp lý và hiệu quả. Làm thế nào để việc xử lý rác thải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường mà đạt tối đa hiệu quả kinh tế?
Đó là bài toán nan giải bấy lâu nay. Dù nhà nước có rất nhiều chính sách ưu đãi và hỗ trợ các hoạt động xử lý chất thải rắn, song với công nghệ hiện tại, chúng ta chỉ có thể xử lý, tái chế một phần
Tuy nhiên, bài toán đó đã có lời giải với công nghệ mới nhất và hiện đại nhất hiện nay của CHLB Đức, công nghệ xử lý rác thải chế biến thành dầu Diesel, cũng như các sản phẩm tiếp theo là phân bón và nhựa đường.

V.CÔNG NGHỆ XỬ LÝ RÁC THẢI HIỆN ĐẠI NHẤT HIỆN NAY CỦA CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC
V.1. QUY TRÌNH, DÂY CHUYỀN XỬ LÝ

V.1.1. Sản phẩm thứ nhất: dầu diezen.




Sau 3 phút


V.1.2. Sản phẩm thứ hai: Chất bã của dầu - rác là phân bón ruộng rất tốt.
V.1.3. Sản phẩm thứ ba: Chất thải của dầu làm nhựa rải đường.
V.1.4.Tóm tắt dây chuyền xử lý
Giai đoạn 1: phân loại rác hữu cơ và rác vô cơ - quá trình phân loại tự động hoàn toàn. Giái đoạn 2: làm sạch rác ( plastic, giấy ..sạch 99,8%, vật liệu hữu cơ) bằng nước được xử lý tuần hoàn khép kín) Giai đoạn 3: tái chế rác plastic( PVC, PET,OPP) tạo ra hạt nhựa- ép pallet cung cấp cho cảng, nhựa PE&PP - dầu nhiệt phân chưng cất xúc tác thành dầu diesel. giấy - bột giấy hỗn hợp.
Hệ thống phân loại rác tự động công suất 500 tấn/ ngày ( lợi nhuận hàng tháng 173.980 USD). Hệ thống xử lý rác plastic -công suất 80 tấn/ngày ( lợi nhuận tháng - 135,672 USD). Xử lý tạo hạt nhựa- Công suất ra hạt nhựa 50 tấn/ngày ( lợi nhuận tháng 426,208 USD). Ép Pallet -công suất 50 tấn/ ngày ( lợi nhuận tháng 861,545 USD). Hệ thống sản xuất phân bón hữu cơ -công suất 250 tấn/ ngày ( lợi nhuận tháng 525,445 USD). Tái chế bột giấy - sản lượng 25 tấn/ ngày ( lợi nhuận tháng 55,634USD).
Sử dụng công nghệ nhiệt phân, họ sẽ cung cấp cho khách hàng các hệ thống tái chế hoàn chỉnh cho chất thải nhựa và lốp xe phế liệu. Chúng tôi cũng sản xuất các hệ thống lọc dầu, nâng cao chất lượng dầu nhiên liệu được tạo ra từ sự nhiệt phân chất thải cao su và nhựa

Dây chuyền nhiệt phân nhựa và lốp xe phế liệu công nghiệp:
Thông thường một dòng nhiệt phân plastic và cao su bao gồm 5 hệ thống bắt buộc và 3 hệ thóng tùy chọn :
• hệ thống cắt nhỏ lốp (tùy chọn)
• hệ thống cấp nhiệt liên tục
• hệ thống nhiệt phân liên tục
• hệ thống sản xuất cacbon đen (tùy chọn)
• hệ thống làm lạnh
• hệ thống thanh lọc khí
• Hệ thống điều khiển
• Hệ thống pha trộn và lọc dầu desel (tùy chọn)
* Trong khi các thành phần của một dây chuyền sản xuất thường được tiêu chuẩn hóa, chúng tôi có thể thay đổi thiết kế của hệ thống theo các yêu cầu của khách hàng.
Phản ứng nhiệt phân chất thải rắn được mô tả một cách tổng quát như sau: Chất thải, các chất bay hơi (khí gas) + cặn rắn.Trong đó: khí gas gồm: CxHx, H2, COx, NOx, SOx và hơi nước. Cặn rắn: carbon cố định + tro. Các giai đoạn của quá trình đốt chất thải trong lò nhiệt phân:Tại buồng sơ cấp: Các quá trình xảy ra gồm: Sấy (bốc hơi nước) > phân hủy nhiệt tạo khí gas và cặn cácbon (trong điều kiện thiếu oxy)> đốt cháy cặn cácbon thành tro.
Tại buồng thứ cấp: Quá trình đót cháy hoàn toàn hỗn hợp khí gas trong điều kiện nhiệt độ cao và dư ôxy. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình cháy trong công nghệ đốt nhiệt phân: - Nhiệt độ: ở buồng sơ cấp nhiệt độ phải phù hợpvới loại chất thải đem đốt để đạt được chế độ nhiệt phân tối ưu, ở buồng thứ cấp nhiệt độ đủ cao để phản ứng cháy xảy ra nhanh và hoàn toàn. - Sự xáo trộn: ở buồng sơ cấp ít xáo trộn để giảm phát sinh bụi; ở buồng thứ cấp cần sự xáo trộn tốt để tăng hiệu quả tiếp xúc giữa chất cháy và chất ô xy hoá. - Thời gian: thời gian lưu cháy ở buồng thứ cấp phải đủ lâu để phản ứng cháy xảy ra hoàn toàn. - Thành phần và tính chất của chất thải: Thành phần cơ bản của chất thải: C + H + O + N + S + A + W = 100%. + C, H là những thành phần cháy chính tạo nên nhiệt trị của chất thải. Lưu huỳnh cũng là thành phần cháy nhưng toả nhiệt ít và nó được coi là thành phần có hại vì tạo ra khí SOx. + Oxy và nitơ là chất vô ích. Nó làm giảm thành phần cháy của chất thải + Độ tro (A) và độ ẩm (W) là những yếu tố tiêu cực, chúng làm giảm thành phần chất cháy. Ngoài ra các muối vô cơ, muối alkalin cũng làm khó khăn cho quá trình đốt. - Nhiệt trị: Nhiệt trị có liên quan tới quá trình sinh nhiệt trong khi cháy. Một chất thải có nhiệt trị không đáng kể thì đốt không phải là giải pháp xử lý thiết thực. Nói chung một chất thải có nhiệt trị thấp hơn 1000 Btu/lg (556 kcal/kg) thì không có khả năng đốt. - Ảnh hưởng của hệ số dư không khí: Hệ số cấp khí (α) là tỷ số giữa lượng không khí thực tế và lượng không khí lý thuyết. Giá trị α có liên quan tới sự tăng hay giảm nhiệt độ của lò đốt (Nguồn tin: T/C Phát triển Khoa học Công nghệ, số 4/2006)
Nhà máy xử lý chất thải rắn công nghiệp:plastic, dầu thải, than bùn.
Cleanfuels sử dụng một giải pháp chất thải thực sự bền vững, sản xuất nhiên liệu diesel cao cấp từ chất thải và phế liệu nhựa. Cụ thể PP, PE, PS, HDPE, LDPE. Quá trình này chuyển hướng chất thải nhựa từ các bãi chôn lấp và sản xuất một mặt hàng có thể sử dụng được đốt sạch hơn trong các đặc điểm của nó và thân thiện với môi trường hơn so với sản phẩm chưng cất thông thường và nhà máy lọc dầu nhiên liệu diesel.
Nhiệt phân
Nhiệt phân là một quá trình suy thoái nhiệt trong sự vắng mặt của oxy. Chất thải nhựa liên tục được xử lý trong một buồng hình trụ và các khí pyrolytic ngưng tụ trong một hệ thống ngưng tụ đặc biệt được thiết kế để mang lại một sản phẩm chưng cất bao gồm các hydrocarbon aliphatics chuỗi thẳng và phân nhánh, aliphatics theo chu kỳ và hydrocarbon thơm. Hỗn hợp kết quả là
cơ bản tương đương với sản phẩm chưng cất dầu mỏ. Nhựa là pyrolised tại 370 C º C-420 º và khí nhiệt phân được ngưng tụ trong bình ngưng 2 giai đoạn để đưa ra một sản phẩm chưng cất hàm lượng không có lưu huỳnh
Một khía cạnh quan trọng của nhiệt phân là sử dụng một môi trường áp suất âm (hoặc chân không một phần). Điều này đảm bảo rằng các phản ứng oxy hóa được giảm thiểu và hơi nhiệt phân khí nhanh chóng được loại bỏ khỏi buồng quá trình do đó làm giảm tỷ lệ mắc các phản ứng thứ cấp và sự hình thành các sản phẩm không mong muốn.

Sản phẩm cuối cùng : Xăng không pha chì chỉ số Octane 90-93. Diesel: lưu huỳnh ≧50ppm, Hexadecane (cetane)≦ 2%, chưng cất 95% điểm 340 ℃.
Tổng kinh phí để làm: 7 triệu ơrô.
Toàn bộ các thiết bị công nghệ đều của Đức. Phía Đức có trách nhiệm mang sang Việt Nam để lắp đặt toàn bộ (kể cả nhà xưởng) trong vòng 1 năm và hướng dẫn công nhân sử dụng. Kỹ sư Đức sẽ làm việc tại nhà máy này trong 6 tháng để hướng dẫn và kiểm tra sử dụng.

V.2.CÁC THÔNG SỐ VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN
Máy chạy 3 ca liên tục và bảo hành 10 năm, chuyên gia bên Đức sẽ về Việt Nam để đào tạo cho nhân viên kĩ thuật tại Việt Nam và chuyển giao công nghệ trong 1 năm.
- Nhà máy cần đến 10.000 nghìn mét vuông (1ha) đất để đặt máy và kho bãi.
- Không sử dụng đến diện và nước từ bên ngoài, tự nhà máy sẽ phát ra điện để dùng cho nhà máy.
- Mức tiêu thụ nguyên liệu là: 1000 lit dầu cần đến 2400 kg rác sạch.
Bảng tính lượng rác thải cần mỗi ngày
Nhà máy công su ất S ản lư ợng d ầu 1 ngày Lư ợng r ác c ần cho 1l d ầu Lư ợng r ác cho 1 ngày đêm (đã phân loại và xử lý) Lư ợng r ác t ổng h ợp
cho 1 ng ày đêm cho 1 năm
500l/ h 12,000 lít 2,4 kg 28,8 tấn rác 50 tấn rác 18,250 tấn
1000l/ h 24,000 lít 2,4 kg 57,6 tấn rác 100 tấn rác 36,500 tấn
5000l/ h 120,000 lít 2,4 kg 288 tấn rác 500 tấn rác 182,500 tấn

Nhìn vào bảng trên có thể thấy, kể cả xây dựng nhà máy công suất lớn 5000l / h thì lượng rác cần dùng 1 ngày cũng mới chỉ đạt trên dưới 500 tấn, vẫn chưa thấm vào đâu nếu so với lượng rác thải sinh hoạt thải ra 1 ngày của Hà Nội hay TP HCM. 500 tấn rác 1 ngày tương đương gần 200,000 tấn rác 1 năm mà nhà máy công suất 5000l có thể tiêu thụ. Vẫn là con số quá nhỏ bé so 30 triệu tấn rác 1 năm của Việt Nam. Có thể thấy, đây là thị trường còn nhiều đất dụng, không lo cạnh tranh, lại được chính phủ hỗ trợ, ưu tiên đặc biệt.

Bảng cân đối Nguyên vật liệu
Diễn giải nội dung Đầu vào
Sản phẩm đầu ra

Ghi chú
Rác thải hữu cơ, vô cơ 10000 tấn
Chất phụ gia 200 tấn
Dầu diesel 3400 tấn (≈4 triệu lít dầu) tỉ lệ 0.85 kg/l
Process energy (gaseous) 900 tấn
Process energy losses 700 tấn
Hơi nước/ CO2 2400 tấn
Than, chất đốt 2200 tấn
Còn lại 600 tấn
Tổng 10200 tấn 10200 tấn


Cho rằng, 1 năm chúng ta xử lý được 10,000 tấn rác thải. Sau xử lý, chúng ta chế biến ra được khoảng trên 4 triệu lít dầu Diesel cùng khoảng 1000 tấn cho nhựa đường, phân bón.

Bảng dự toán sơ bộ vốn và chi phí hoạt động năm đầu

Diễn giải nội dung Số lượng Đơn vị tính Thu Chi
Số nhân công 30 người
Lương trung bình 5 triệu/ tháng
Tổng lương /tháng 150 triệu/ tháng
Tổng lương /năm 1,950 triệu/ năm 1,950
Phí thu gom rác 0.10 triệu/ tấn
Chi phí rác /ngày 5 triệu/ ngày
Chi phí rác /tháng 155 triệu/ tháng
Chi phí rác /năm 1,825 triệu/ năm 1,825
Giá xe ép ch ở r á c 2,000 triệu/ xe
Chi phí 5 xe rác 10,000 triệu 10,000
Chi phí xây móng 10,000 triệu 10,000
Chi phí nhà máy 120,000 triệu 120,000
Giá dầu diesel 0.02 triệu/ l
Tổng doanh thu dầu 87,600 triệu 87,600
Tổng doanh thu phân bón, nhựa đường 3,000 triệu 3,000
Tổng thu Tổng chi
T ổng 90,600 143,775

Báo cáo doanh thu Năm 1
Năm 2

Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9
Tổng doanh thu 90,600 90,000 80,000 80,000 80,000 80,000 80,000 80,000 80,000
- Tổng chi 143,775 6,000 9,000 12,000 15,000 18,000 21,000 24,000 27,000
- Khấu hao 12,000 15,000 15,000 15,000 15,000 15,000 15,000 15,000 15,000
Lợi nhuận -65,175 3,825 59,825 112,825 162,825 209,825 253,825 294,825 332,825

Bảng dự toán sơ bộ cho thấy chỉ cần 1 nhà máy xử lý rác thải công suất nhỏ 500l/ h, thời gian hoàn vốn chậm nhất là 2 năm và bắt đầu sinh lợi nhuận khổng lồ. (Lưu ý: Trên đây các chi phí đã được tính dư ra rất nhiều).
Bên cạnh đó, với việc được chuyên gia Đức sang đào tạo kỹ thuật 1 năm miễn phí, bảo hành 10 năm, nhà máy xử lý rác thải có thể yên tâm chạy trong một thời gian rất dà


HIỆU QUẢ CUỐI CÙNG
- Từ rác thải đưa ra 3 loại sản phẩm có giá trị kinh tế rất cao:
+ Dầu Diesel
+ Nhựa đường
+ Phân bón.
- Giải quyết việc làm, người lao động có thu nhập tốt, ổn định cuộc sống…



Ý nghĩa xã hội và nhân văn cao bởi đạt mục tiêu:
- Giải quyết công ăn việc làm ổn định cho người thất nghiệp, thiếu việc làm…
- Làm môi trường xanh sạch đẹp, đảm bảo tính thẩm mỹ, đảm bảo sức khỏe con người...
- Góp phần vào xây dựng đời sống văn hóa mới cho người dân:
- Ý thức dân sinh cao: mỗi gia đình có ý thức tự phân loại rác trong nhà. Không vứt rác bừa bãi... (thu mua tại các gia đình , nếu phân loại đúng theo qui định của công ty)

VI.KẾT LUẬN ,KIẾN NGHỊ
VI.1.KẾT LUẬN
Vấn đề quản lý và xử lý rác thải đang là vấn đề cấp thiết hiện nay ở nước ta. Nếu như không có những hành động kịp thời và đúng đắn, không chỉ lượng rác thải dồn ứ sẽ càng ngày càng tăng mà còn là hiểm họa gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước và gieo mầm bệnh cho xã hội. Các phương pháp xử lý chôn hiện nay không đảm bảo tính vệ sinh và dễ gây ô nhiễm môi trường cũng như nguồn nước. Bên cạnh đó, các công nghệ xử lý rác hiện tại dù đã mang lại những mặt tích cực xong lượng rác thải được xử lý còn ít và chưa khai thác hết được hiệu quả kinh tế từ nguồn rác thải sẵn có.

Ảnh: các hệ thống xử lí ctr
Công nghệ xử lý rác thải mới, hiện đại nhất thế giới hiện nay của CHLB Đức, đang được triển khai ở một số nước như Đức, Balan, Canada, Tây Ban Nha… đã thực sự chứng minh được rằng rác thải không phải không có giá trị. Với khả năng biến rác thải thành dầu diesel (chất lượng cao hơn dầu Diesel bán ngoài cây xăng), công nghệ này có thể đáp ứng được phần nào nhu cầu sử dụng xăng dầu trong nước vốn đang phải nhập khẩu rất nhiều. Bên cạnh việc sản xuất ra dầu diesel, các sản phẩm thứ hai và thứ ba của nhà máy là phân bón và nhựa đường, cũng sẽ là những minh chứng rõ nhất cho giá trị của rác thải.



Ảnh: Sử dụng năng lượng tử rác thải

Hơn nữa, với khả năng tự hoạt động không cần điện nước bên ngoài, nhà máy xử lý rác thải công nghệ CHLB Đức có thể đảm bảo không ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh. Đây là giải pháp xử lý rác thải số 1 thế giới hiện nay, nếu như được áp dụng tại Việt Nam, bài toán rác thải sẽ có lời giải đáp mang tính ưu việt nhất hiện nay.

Ảnh: môi trường xanh ,sạch ,đẹp.

Rất mong nhận được sự quan tâm của nhà nước, các lãnh đạo, các cấp chính quyền, các doanh nghiệp cũng như toàn thể người dân Việt Nam để rác sẽ không còn là mối lo thường trực, là bài toán nan giải mà là mặt hàng có giá trị, có khả năng tái chế tối đa và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất với đầu ra là dầu Diesel, phân bón và nhựa đường.


Dầu diezen

Phân bón Nhựa đường
Ảnh:sản phẩm của quá trình xử lý ctr

VI.2.KIẾN NGHỊ
Lượng chất thải phát sinh ngày càng tăng thì đòi hỏi phải có công nghệ xử lí tiên tiến ,hiện đại mới giải quyết tốt vấn đề cấp bách đặt ra.Chính vì vậy rất mong được sự quan tâm nhiểu hơn nửa của các nhà lãnh đạo,các nhà hoạch định chính sách về môi trường.

Ảnh: sự quan tâm, đầu tư về môi trường.
Các nhà hoạch định chính sách cần có những văn bản Luật và Chính sách phù hợp và chặt chẽ ,đồng thởi khuyến khích các nhà khoa học trong nước phát huy năng lực,sáng tạo ra nhiều công nghệ hiện đại ,tiếp thu và chuyển giao công nghệ trên thế giới để áp dụng giải quyết vấn đề cấp bách đặt ra cho nước nhà.


Hình thành môi trường công nghệ nỗi địa,tăng cường vốn để đáp ứng nhu cầu,tăng cường vốn đầu tư cho công nghệ môi trường,cần phải tạo ra những sản phẩm công nghiệp và thương hiệu .
Thu hút các nhà tư bản đầu tư sản xuất kinh doanh về thiết bị công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường, đặc biệt là việc xử lí theo hướng tái tạo năng lượng (thân thiện hơn với môi trường).
Tăng cường chất lượng giáo dục để đào tạo ra đội ngũ cán bộ có năng lực và trách nhiệm,tăng cường đưa các du học sinh sasng các nước bạn để học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm cũng như công nghệ tiên tiến.


Tập huấn kĩ năng giáo dục môi trường


Quán triệt trong giáo dục Giáo dục môi trường toàn cầu
Tăng cường đội ngũ cán bộ cảnh sát môi trường và xử lý mạnh các trường hợp gây ô nhiễm theo quy định của pháp luật và chế độ hiện hành.
Việc xử lý rác thải phải đặt vấn đề môi trường lên hàng đầu. Đây là vấn đề an sinh xã hội và cũng là cho tương lai…nhìn vào tình hình rác thải,chính sách và điểu kiện Việt Nam chúng tôi hi vọng công nghệ này “công nghệ xử lý rác thành dầu diezen của Đức” sẽ nhanh chóng được áp dụng tại Việt Nam.





VII.TÀI LIỆU THAM KHẢO
• LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 2005
• NGHỊ ĐỊNH 59/2007/NĐ-CP
• NGHỊ ĐỊNH 04/2009/NĐ-CP VỀ ƯU ĐÃI, HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
• Đề án xây dựng nhà máy xử lý rác thải thành dầu diezen, phân bón, nhựa đường công nghệ CHLB Đức_kỹ sư Phạm Thái Hoàng.
• Xử lý ctr nguy hại và ctr công nghiệp _ Cty THHH Hùng Hưng Môi Trường Xanh.
Trang web tham khảo
http://www.kientrucvietnam.org.vn/Web/Content.aspx?zoneid=181&distid=22459&lang=vi-VN
http://www.yeumoitruong.com
http://www.nhantainhanluc.com/vn/371/4748/contents.aspx
http://www.vietbao.vn/Khoa-hoc/Bien-rac-thanh-dau-diesel/20502785/189
http://www.webmoitruong.com/showthread.php?p=30629
http://www.viettrunginves.com/san-pham/nang-luong-tai-tao-tu-rac.aspx
 

michel

Cỏ 3 lá
Tham gia
16/4/11
Bài viết
56
Cảm xúc
1

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua