Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Yeumoitruong - Since 2007

xử lý chất thải kiểu Bà Rịa Vũng Tàu

de^

Cây đầu làng
Tham gia
21/5/07
Bài viết
580
Cảm xúc
28
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Dự án xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên (Bà Rịa - Vũng Tàu): Có dấu hiệu lách luật, vượt thẩm quyền
06/04/2011

14870_rac_1.jpg


Dự án được giao cho Cty Môi trường trực thuộc Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm chủ đầu tư năm 2007, diện tích 100ha tại huyện Tân Thành, kinh phí 70 tỷ đồng, với mục đích xử lý chất thải trên địa bàn, bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, hiệu quả chưa thấy đâu nhưng dự án có nguy cơ trở thành khu vực ô nhiễm lớn và bị dư luận chỉ trích bởi những vi phạm của cơ quan chức năng trong quá trình triển khai.

Trong kết luận thanh tra mới đây (tháng 3/2011), Bộ TN&MT đã khẳng định dự án "có dấu hiệu lách luật và vượt thẩm quyền". Cụ thể, trong dự án này có 4,3ha đất được quy hoạch làm khu xử lý chất thải nguy hại. Đối chiếu theo Nghị định 80/2006/NĐ-CP (ngày 9/8/2006) của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, thì dự án khu xử lý chất thải tập trung phải do Bộ TN&MT thẩm định và phê duyệt Báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Nhưng năm 2008, Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tự thẩm định và phê duyệt ĐTM dự án này(?).
Theo báo cáo, Sở TN&MT đã thỏa thuận giao đất cho 10 doanh nghiệp với tỉ lệ lấp đầy đạt 95%. Nhưng trên thực tế, đến thời điểm Bộ TN&MT kết luận thanh tra, thì chỉ có 3 dự án, chiếm diện tích 6,1/100ha đã xây dựng và đi vào hoạt động, gồm: Nhà máy Xử lý chất thải lỏng sinh hoạt, công suất 300m3/ngày do Cty TNHH Đại Nam làm chủ đầu tư, diện tích 2,4ha, đã hoạt động năm 2008; Nhà máy Xử lý, tái chế dầu nhớt thải Hà Lộc, công suất 10.000 tấn/năm của Cty TNHH Hà Lộc với diện tích 1,1ha, đã hoạt động 6.2010; Nhà máy Xử lý chất thải nguy hại Sao Việt, công suất 20.000 tấn/năm của Cty CP môi trường Sao Việt diện tích 2,65ha, đã hoạt động năm 2011.
Ngoài một số dự án mới cấp chủ trương năm 2011 đang làm thủ tục thì còn lại hàng loạt dự án khác như Dự án Tái chế xỉ thép thành vật liệu cung cấp cho sản xuất ximăng của Cty TNHH Việt Ninh, diện tích 2,3ha, được cấp chủ trương đầu tư từ năm 2009 nhưng đến nay vẫn đang trên giấy. Còn dự án đầu tư Nhà máy Xử lý rác thải đô thị thành điện năng, diện tích 10ha là khu đất cuối cùng trong 100ha quy hoạch xử lý chất thải (trị giá 100 triệu Euro) được chấp thuận đầu tư tháng 3/2010, nhưng 2 tháng sau đã rao bán trên mạng với giá 80 tỉ đồng, buộc phải thu hồi.
Trong công văn giải đáp với Bộ TN&MT, Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho rằng, dự án chỉ có các hạng mục như cổng, tường rào, cây xanh, cấp điện cấp nước…; không thuộc thẩm quyền phê duyệt ĐTM của Bộ. :053: Còn khu vực xử lý chất thải nguy hại tập trung đã được cơ quan chức năng "giấu" một cách khéo léo trong báo cáo ĐTM. Tuy nhiên, điều mâu thuẫn là, trong nội dung báo cáo ĐTM đã được chính Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phê duyệt thì không chỉ có tường rào, cây xanh, mà còn "lòi" thêm ra khu chôn lấp chất thải công nghiệp không nguy hại 38ha, khu chôn lấp chất thải sinh hoạt 28ha, khu xử lý chất thải nguy hại 4,3ha, khu tái chế chất thải rắn 3ha và khu sản xuất phân vi sinh 4,5ha(?) :021:

Theo kết luận của Bộ TN&MT thì dự án thiếu đồng bộ, không phê duyệt quy hoạch chi tiết nên quá trình mời gọi đầu tư, chủ đầu tư bố trí vị trí các dự án xử lý chất thải không theo quy hoạch được Sở Xây dựng thẩm định; phá vỡ quy hoạch phân khu chức năng theo nội dung báo cáo ĐTM được phê duyệt. Cụ thể, tại khu vực 7ha bố trí phân loại chất thải rắn, tái chế phân vi sinh nhưng lại được phân lô thành 1 dự án chôn lấp và xử lý chất thải nguy hại (1ha), 2 dự án tái chế xỉ thải từ nhà máy thép (3,3ha) và 2,7ha còn lại Sở TN&MT đã tham mưu, đề xuất UBND tỉnh bố trí thêm 2 dự án xử lý chất thải nguy hại, bất chấp số lượng dự án đầu tư xử lý chất thải nguy hại đã quá nhiều, công suất xử lý gấp 4 lần so với chất thải phát sinh thực tế. Ngoài ra, tại khu vực 28ha quy hoạch chôn lấp chất thải sinh hoạt, Sở TN&MT cũng đã thỏa thuận 10ha để làm nhà máy đốt rác thành điện năng.

Theo Nghị định 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ, nếu có sự thay đổi nội dung của dự án phải lập báo cáo ĐTM bổ sung và trình cơ quan thẩm quyền, trong trường hợp này là Bộ TN&MT phê duyệt. Nhưng cơ quan chức năng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã không làm điều này, như vậy là vi phạm Luật Bảo vệ môi trường.
Nguyên Sơn (Theo monre)​
Nguồn: http://www.nea.gov.vn - Tổng cục môi trường
 
Sửa lần cuối:

de^

Cây đầu làng
Tham gia
21/5/07
Bài viết
580
Cảm xúc
28
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Khu xử lý chất thải tóc tiên - Bài 4: Tiền tỷ “chôn” theo rác :022:

25-04-2011 10:13
Hơn 4 năm trời chuẩn bị cho dự án khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên với sự đầu tư về công sức và nguồn vốn ngân sách không nhỏ. Thế nhưng, sự tự ý vượt cấp, lách luật của Sở TNMT đang dẫn dắt DA này đi vào ngõ cụt: hiệu quả thu được từ dự án này là con số không, thậm chí sẽ còn là con số âm “khổng lồ” bởi sẽ phải giải quyết hậu quả môi trường trong khu vực này rất lâu dài.

Đầu tư lớn hiệu quả nhỏ :gaolbird:

Với tổng diện tích quy hoạch là 100 ha, tỉnh BR-VT đã quyết tâm đầu tư hoàn thiện một khu xử lý chất thải tập trung cho toàn địa bàn với tổng vốn đầu tư trên 65 tỷ 700 triệu đồng. Đây là một quyết tâm rất lớn và thể hiện chủ trương đúng đắn của chính quyền tỉnh BR-VT trong thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường.

Đến nay, theo báo cáo của Sở TNMT, việc đầu tư hạ tầng khu 100 ha Tóc Tiên đã đạt 90%. Tuy nhiên, hiện mới chỉ có ba nhà máy xử lý chất thải nguy hại đi vào hoạt động gồm: nhà máy xử lý chất thải lỏng sinh hoạt, công suất 300m3/ngày do Cty TNHH Đại Nam làm chủ đầu tư, diện tích 2,4ha, đã hoạt động từ năm 2008; Nhà máy xử lý, tái chế dầu nhớt thải Hà Lộc, công suất 10.000 tấn/năm của Cty TNHH Hà Lộc với diện tích 1,1ha, hoạt động từ tháng 6-2010; Nhà máy xử lý chất thải nguy hại Sao Việt, công suất 20.000 tấn/năm của Cty CP môi trường Sao Việt diện tích 2,65ha, hoạt động năm 2011. Như vậy, ngân sách bỏ ra hơn 65,7 tỷ đồng đầu tư hạ tầng cho 100 ha, nhưng gần 4 năm qua mới chỉ có 6,2ha/100 ha phát huy được hiệu quả đồng vốn đầu tư.

bai_6.jpg


Nhà máy xử lý chất thải nguy hại của Cty CP Sao Việt lúc đang xây dựng

Tuy nhiên, cả 3 nhà máy đi vào hoạt động đều là nhà máy xử lý chất thải nguy hại. Trong khi đó, rác thải sinh hoạt với khối lượng trên 700 tấn mỗi ngày thì chưa có nhà máy xử lý nào đi vào hoạt động. Chưa hết, lâu nay mỗi tấn rác thải sinh hoạt mà Công ty Môi trường tỉnh đào hố chôn xuống đất, ngân sách tỉnh phải chi trả 80.000 đồng. Như vậy, với 650.000 tấn rác thải mà Sở TNMT báo cáo đã được chôn lấp thì số tiền ngân sách phải đổ thêm vào cho xử lý rác là không nhỏ. :30::30:

Thế nhưng, tại tờ trình số 1956/TTr-STNMT ngày 9/11/2010, Sở TNMT lại cho rằng: “Việc chôn lấp rác chỉ ở độ sâu trung bình 5 m gây lãng phí tài nguyên đất đai và gây ô nhiễm môi trường”.

Dự án mới có hơn dự án cũ

Trong ĐTM của DA khu xử lý Tóc Tiên do Sở TNMT tự vượt cấp phê duyệt, tại điều 2.4, ghi rõ: Phải đầu tư hoàn chỉnh trạm xử lý nước thải tập trung… Diện tích giành cho khu xử lý nước thải tập trung của toàn khu 100 ha đã được Sở XD phê duyệt thẩm định thiết kế là 5ha. Đến nay, khu xử lý nước thải tập trung của này vẫn chưa được xây dựng. Trên thực tế thì 5 ha của khu xử lý nước thải này đã bị Sở TNMT đề xuất tỉnh phê duyệt làm DA thành phần, đó là khu chôn lấp chất thải rắn đô thị.

Dù vậy, tại tờ trình số 1956/TTr-STNMT ngày 9/11/2010, Sở TNMT nêu rõ: “Trong 3 năm tới không thể chấm dứt tình trạng chôn lấp chất thải rắn đô thị không hợp vệ sinh như hiện nay. Mà các DA đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư khó đảm bảo tiến độ, trong khi đó quĩ đất giành cho chôn lấp hiện nay trong khu xử lý chất thải tập trung chỉ còn khả năng sử dụng không quá 2 năm”. Do vậy, Sở này tiếp tục đề nghị tỉnh cho phép đầu tư tiếp một DA chôn lấp hợp vệ sinh với vốn đầu tư khoảng 132 tỷ đồng để chôn thêm khoảng 300 ngàn tấn rác đến năm 2012 (nâng tổng lượng rác thải chôn lấp trong khu vực này lên gần 1 triệu tấn). Dư luận tiếp tục đặt ra câu hỏi: liệu DA chôn lấp “hợp vệ sinh” mà Sở TNMT “vẽ” ra lần này có hơn gì khu chôn lấp tạm trong khu Tóc Tiên (hiện đang là điểm nóng về ô nhiễm môi trường) cũng do chính Sở này đề xuất và chỉ đạo công ty con của mình là Công ty Môi trường chôn lấp? Bởi trước đây Sở này cũng đã từng “vẽ” ra một qui trình chôn lấp “hợp vệ sinh” để làm yên lòng các cấp, các ngành và nhân dân trong tỉnh.
Lãng phí tài nguyên đất :Sick:

Suốt hơn 4 năm, dành ra cả 100 ha đất có đầy đủ hạ tầng kỹ thuật để mời gọi đầu tư, nhưng mới chỉ 6,2 ha / 100 ha đất được sử dụng. Tỷ lệ lấp đầy chỉ 6,2%, còn tới trên 93% diện tích chưa đưa dự án vào hoạt động, mặc dù theo Sở TNMT toàn bộ diện tích của khu xử lý đã được cấp hết cho các nhà đầu tư :005:. Hơn thế, trong khu 100 ha, Sở TNMT dành hẳn 38 ha cấp cho dự án chôn chất thải công nghiệp thông thường của Công ty TNHH KBEC VINA (Hàn Quốc), chiếm trọn diện tích quy hoạch dành cho xử lý chất thải công nghiệp thông thường, trong khi công ty này chỉ xin 33 ha. Dự án KBEC khởi công từ tháng 5/2009, nhưng mãi đến tháng 1/2011 mới đào hố chôn rác đầu tiên. Hiện nay, hố số 1 đã hoàn tất, thế nhưng với giá 20 USD cho mỗi tấn chất thải được chôn lấp, DA của KBEC đang có nguy cơ “bỏ không” vì không thu hút được khách hàng. Theo dự báo, tình trạng này sẽ “kéo dài dài” vì hầu như loại chất thải này đều có thể tái chế làm đầu vào cho nhiều ngành công nghiệp khác và đã có những DA tái chế đang tiến hành.
rac_thai.jpg

Rác thải tập kết về bãi để chôn lấp

Điều đáng nói là DA của KBEC mặc dù chiếm tới 38 ha trong một khu vực được đầu tư hạ tầng tới hàng chục tỷ đồng, nhưng lại chỉ là một DA đào hố chôn lấp rác thông thường chứ không hề được đầu tư công nghệ xử lý triệt để cho tương xứng với vốn ngân sách tỉnh đã bỏ ra. Đã chôn lấp thì chắc chắn lại phải moi lên để xử lý thì mới bảo đảm giải quyết triệt để vấn đề môi trường. Việc này chắc chắn lại đè nặng lên ngân sách tỉnh. Câu hỏi được đặt ra: không hiểu Sở TNMT đã tính toán thế nào cho bài toán môi trường của tỉnh về lâu về dài cũng như cho những lợi ích chung của tỉnh, lợi ích riêng của nhà đầu tư?

Nhiều diện tích đất khác trong khu Tóc Tiên cũng đã và đang tiếp tục lãng phí vì phải chờ DA. Đơn cử như khu đất 10ha dành cho Công ty CP Môi trường Xanh Bảo Ngọc chôn lấp các chất thải sau xử lý từ Nhà máy xử lý chất thải Tân Thành- một nhà máy xử lý chất thải sinh hoạt đầu tiên của tỉnh do Công ty Môi trường tỉnh làm chủ đầu tư, nhưng năm 2007 phải bán. Công ty CP môi trường Xanh Bảo Ngọc trúng thầu nhưng đến nay vẫn chưa đưa nhà máy đi vào hoạt động được vì nhiều lý do. 10 ha chờ chôn sản phẩm sau xử lý của nhà máy cũng “phơi mưa phơi nắng” nhiều năm nay. Hay như 10 ha dành cho dự án nhà máy xử lý rác phát điện nhiệt năng của liên doanh giữa Cty CP Cát Tường, Cty CP đầu tư Châu Âu Vina và Cty CP phát triển hạ tầng tp. Hồ Chí Minh cũng bị bỏ phí từ nhiều năm qua.Trong khi đó, có rất nhiều nhà đầu tư có thiện chí thì lại không có đất để đầu tư.
Tại bản báo cáo số 132/BC-STNMT ngày 10/11/2010, giải trình với Hội đồng nhân dân tỉnh, Sở TNMT nêu rõ: “Nguồn vốn đầu tư hạ tầng khu xử lý chất thải tập trung 100 ha từ ngân sách và các DA đầu tư xử lý rác sẽ được xã hội hóa”, nhằm giảm gánh nặng ngân sách. Thế nhưng, tại tờ trình số 1955/TTr-STNMT ngày 9/10/2010, tức là chỉ trước một ngày báo cáo HĐND tỉnh, Sở này lại trình xin UBND tỉnh chủ trương cho phép dùng ngân sách Nhà nước đầu tư bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị (DA thành phần bên trong khu xử lý 100 ha) với tổng kinh phí lên tới 132 tỷ đồng. Trong khi đó, cả nước và cả tỉnh đang thực hiện chỉ đạo của Chính phủ: thực hiện cắt giảm các công trình, dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

Bài, ảnh: Huỳnh Liễu
http://www.brt.vn
 

de^

Cây đầu làng
Tham gia
21/5/07
Bài viết
580
Cảm xúc
28
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Khu xử lý chất thải tóc tiên - Bài 3: Hạ tầng kỹ thuật giao thông thiếu đồng bộ
22-04-2011 09:49

Điều mà bất cứ ai khi đặt chân đến khu xử lý chất thải tập trung 100 ha tại xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành đều nhận ngay ra là sự bất hợp lý trong việc đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông nội vùng dự án. Trục giao thông chính kết nối các khu chức năng trong vùng dự án đang được đầu tư xây dựng có độ cao so với mặt đất tự nhiên đến hơn 2 mét. Chính độ cao bất thường này khiến cho “đường đi đằng đường, nhà máy đi đằng nhà máy”, không có sự tương tác, hỗ trợ nhau. Quan sát 3 nhà máy đã và đang XD nhà xưởng trong khu xử lý tập trung Tóc Tiên là nhà máy của: Công ty TNHH Hà Lộc; Công ty CP môi trường Sao Việt, và Công ty TNHH Đại Nam, càng thấy rõ những bất cập này.

Nhà máy “chạy” không kịp độ cao của đường :khi1885867:

Khu xử lý Tóc Tiên với tổng diện tích 100 ha được chia làm 4 khu chức năng gồm: khu vực chôn lấp chất thải công nghiệp, khu xử lý chất thải nguy hại, khu chôn lấp chất thải sinh hoạt và khu phân loại và tái chế chất thải rắn. Các khu vực được kết nối bởi một trục giao thông chính khá qui mô. Đáng nói là tuyến đường này được thiết kế xây dựng với cao độ cao hơn 2 m so với mặt bằng đất tự nhiên. Vì thế, so với trục đường, các dự án thứ cấp đã và đang được xây dựng trong các khu chức năng xử lý chất thải nguy hại, khu phân loại và tái chế chất thải rắn gần như “lọt thỏm” bên dưới. Mái nhà của các dãy nhà xưởng nằm phía bên ngoài sát đường, cao hơn mặt đường không đáng kể. Từ trục giao thông chính trở vào phía bên trong của 2 khu vực này lại nghiêng thoai thoải từ bên ngoài đường vào phía trong chân núi. Do đó, nếu tính từ mép hàng rào dự án thứ cấp sát trục đường chính so với điểm cuối cùng của nhà máy, độ cao này chênh lệch tới 8-9 mét. Khi tiến hành xây dựng, hầu hết các nhà máy đã phải tính đến bài toán đổ đất san nền cho theo kịp độ cao của trục đường chính. Thế nhưng, do diện tích rộng (các nhà máy có diện tích tối thiểu 1 ha) nên chi phí san lấp quá lớn so với chi phí đầu tư nên các chủ đầu tư dự án thứ cấp chỉ có thể thực hiện phần san lấp để giảm bớt phần nào độ cao chênh lệch giữa đất nhà máy với đường giao thông, chứ không thể đưa mặt bằng nhà máy lên “theo kịp” đường. Riêng phần tường rào ra đường thì phải giật cấp nhiều tầng thì mới theo kịp mặt đường. Để các phương tiện vận chuyển chất thải ra vào nhà máy được thuận lợi và an toàn, các nhà máy đều phải dành một quĩ đất khá rộng để xử lý đường dẫn kết nối từ trục giao thông chính của vùng dự án vào trong nhà máy, đảm bảo đường vào không quá dốc. Ông Nguyễn Đức Chuyên, giám đốc Nhà máy xử lý tái chế dầu nhớt thải Hà Lộc và ông Đặng Xuân Kỷ, giám đốc Công ty CP môi trường Sao Việt cho biết, mỗi đơn vị đều phải tốn gần 1/3 chi phí đầu tư xây dựng toàn dự án để xử lý, làm giảm bớt độ chênh lệch giữa cao trình đường với nhà máy và xử lý tuyến đường xương cá kết nối vào nhà máy. Tuy nhiên, do độ cao quá lớn nên mặc dù đã kéo tuyến đường dẫn vào nhà máy dài tới hàng trăm mét nhưng cũng chỉ làm giảm được phần nào chênh lệch về cao độ, việc vận chuyển chất thải ra vào nhà máy chắc chắn sẽ khó khăn.
bai_4.jpg

Đường trên trời ha ha
Không thể kết nối kỹ thuật

Với độ cao bất hợp lý như vậy, tất cả các kết nối kỹ thuật giữa tuyến đường với các dự án thứ cấp trong các khu chức năng, nhất là kết nối thu gom xử lý nước mưa, không thể thực hiện được bởi với độ cao hiện hữu, cống thu gom nước mưa của tuyến đường không thể tiếp nhận được nước mưa và nước thải sau xử lý từ các nhà máy ở bên dưới vốn thấp hơn đến hơn 2 mét. Chưa nói đến trường hợp mưa lớn, lưu lượng nước nhiều, nếu đoạn cống nào bị tắc nghẽn, không thu gom kịp, thì nước từ trên đường sẽ xối thẳng vào các nhà máy bên dưới. Theo anh Hạ Văn Lý, kỹ sư Nhà máy xử lý tái chế dầu nhớt thải Hà Lộc, do không thể kết nối với hệ thống cống của tuyến đường chính để thu gom nước mưa, nên nhà máy phải đầu tư riêng một hệ thống thu gom xử lý nước mưa, nước thải sau khi xử lý, tốn kém thêm hàng chục triệu đồng.

Về phía chính quyền địa phương, ông Nguyễn Minh Thông, phó chủ tịch UBND xã Tóc Tiên cho biết, chính quyền xã cũng rất lo ngại trước thực trạng hạng mục hạ tầng kỹ thuật giao thông được thiết kế xây dựng “khập khiễng” với toàn vùng dự án như vậy: “Con đường này bình độ không phù hợp, hai bên đường các nhà máy nằm ở dưới như vực thẳm như thế này không biết mai sau các hạ tầng bên dưới của các dự án có bị ảnh hưởng gì không”.
Nhiều bất cập khác:021:

Có ý kiến cho rằng, trục đường giao thông chính trong vùng dự án được thiết kế xây dựng với cao trình như vậy là để sau này theo kịp độ cao của khu vực chôn lấp chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt, bởi sau khi được chôn lấp hàng triệu tấn rác, độ cao của 2 khu vực này sẽ được “đôn” lên rất lớn. Tuy nhiên, theo các nhà chuyên môn, khi thiết kế bất cứ một tuyến giao thông nào trong vùng dự án thì yếu tố đầu tiên phải tính đến là “đồng bộ” để phục vụ cho toàn vùng dự án, tránh lãng phí và gây ra những bất cập không đáng có, thậm chí là gây khó khăn cho việc lưu thông. Với cao trình của tuyến đường giao thông trong khu xử lý tập trung Tóc Tiên, thì rõ ràng hệ thống thoát nước mưa, nước thải không thể kết nối được với bất cứ một dự án thứ cấp nào trong 2 khu vực chức năng mà tuyến đường đi qua. Như vậy, hệ thống thoát nước mưa, nước thải lắp đặt dọc theo tuyến đường hoàn toàn bị “tê liệt”, gây lãng phí đầu tư. Tuyến đường này được đầu tư với qui mô đường cấp 1 đồng bằng.Trong đó, hệ thống cống thu gom nước mưa có kích cỡ phi xấp xỉ 1.000, bằng bê tông cốt thép ly tâm, với mục tiêu đảm bảo thu gom, thoát nước kịp thời cho toàn bộ vùng dự án trong điều kiện mưa lớn kéo dài và lưu lượng nước mưa nhiều.
bai_5.jpg

Cống thu gom nước mưa trên tuyền đường khu Tóc Tiên

Còn nếu cho rằng tuyến đường được xây dựng để phù hợp với cao độ của khu chôn lấp rác thải công nghiệp và chôn lấp chất thải sinh hoạt thì rõ ràng việc qui hoạch khu vực này đang bộc lộ nhiều bất cập.

Khu xử lý tập trung Tóc Tiên thuộc loại DA đầu tư chuyên ngành trong lĩnh vực môi trường, đòi hỏi phải được tính toán hợp lý, chính xác để đảm bảo phát huy hiệu quả đầu tư, không làm ảnh hưởng đến môi trường. Tuy nhiên, qui tắc này đã bị phá vỡ tại DA khu xử lý tập trung Tóc Tiên.
Bài, ảnh: Huỳnh Liễu
 

de^

Cây đầu làng
Tham gia
21/5/07
Bài viết
580
Cảm xúc
28
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Khu xử lý chất thải tóc tiên - Bài 2: Hệ lụy khó lường
21-04-2011 08:13
bai_2.jpg

Rác thải được đổ thẳng xuống hố chôn lấp thế này. Ảnh: Huỳnh Liễu


Do thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM vượt thẩm quyền nên Sở Tài nguyên Môi trường BR-VT đã không nhận diện hết những tác động môi trường, không có các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm từ các nguồn thải, không dự báo được các nguồn thải phát sinh trên địa bàn tỉnh và đặc biệt là không thực hiện quan trắc chất lượng môi trường trong khu vực. Vì vậy, hiện nay khu xử lý Tóc Tiên đã ô nhiễm đến mức báo động.


Phá vỡ quy hoạch :053:

Kết luậncủa Thanh tra Bộ TNMT đã chỉ rõ: “Hiện nay, việc triển khai DA thiếu đồng bộ, không có phê duyệt qui hoạch chi tiết, dẫn đến quá trình mời gọi đầu tư, chủ đầu tư bố trí vị trí các DA xử lý chất thải không theo qui hoạch được Sở Xây dựng thẩm định, phá vỡ qui hoạch phân khu chức năng theo nội dung báo cáo ĐTM đã được Sở TNMT phê duyệt.”

Theo quy định tại Nghị định 21, ngày 28/2/2008 của Chính Phủ, trong quá trình triển khai, nếu dự án có sự thay đổi về nội dung, quy mô,…phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Thế nhưng, thực tế Sở TNMT đã cấp đất cho một số dự án đầu tư xử lý chất thải không đúng với phân khu chức năng theo bản thiết kế cơ sở của khu xử lý chất thải Tóc Tiên đã được Sở Xây dựng thẩm định. Cụ thể, khu vực 7 ha bố trí phân loại chất thải rắn, tái chế phân vi sinh đã được phân lô thành 1 dự án chôn lấp và xử lý CTNH (1ha), 2 dự án tái chế xỉ thải từ nhà máy thép (3,3ha) và mới đây Sở Tài nguyên Môi trường đã tham mưu, đề xuất UBND tỉnh cho thêm 2 dự án xử lý CTNH vào 2,7 ha còn lại. Việc Sở TNMT tự ý bố trí các dự án không đúng quy hoạch đã khiến phân khu chức năng khu Tóc Tiên thay đổi rất nhiều so với nội dung của báo cáo ĐTM. Tuy nhiên, Sở vẫn “làm ngơ” các qui định, không hề điều chỉnh, bổ sung báo cáo ĐTM của dự án này, dẫn đến không nhận diện, đánh giá được những tác động tiêu cực do sự thay đổi phân khu chức năng của dự án. Điều này đồng nghĩa với việc không có giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường.


Ô nhiễm nghiêm trọng :30:

Từ năm 2007, Sở TNMT đã chỉ đạo Công ty Môi trường chôn lấp tạm rác thải sinh hoạt tại khu xử lý Tóc Tiên trong khi chờ đầu tư các nhà máy xử lý rác. Năm 2008, khi lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của khu xử lý tập trung Tóc Tiên, đơn vị tư vấn đã tiến hành lấy mẫu hiện trạng môi trường tại đây. Kết quả phân tích nước ngầm cho thấy đã bị ô nhiễm. Thế nhưng suốt từ đó đến nay, Sở TNMT không hề chỉ đạo Công ty Môi trường tiến hành quan trắc chất lượng môi trường thường xuyên theo qui định, để có những giải pháp ngăn ngừa đề phòng ô nhiễm. Thậm chí, Sở còn tiếp tục chỉ đạo Công ty Môi trường chôn hàng trăm ngàn tấn rác sinh hoạt trong 100 ha của khu xử lý tập trung Tóc Tiên. Trong khi đó, theo yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM thì Công ty Môi trường phải tiến hành quan trắc chất lượng môi trường xung quanh 6 tháng 1 lần (nước suối Đá, nước ngầm, không khí), chất thải 3 tháng/1 lần (nước rỉ rác) trong suốt quá trình triển khai dự án. Công ty Môi trường phải niêm yết công khai thông tin về nội dung báo cáo ĐTM, các nguồn ô nhiễm và tác động môi trường, các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu xử lý chất thải Tóc Tiên để chính quyền và người dân địa phương hiểu rõ về những mặt tích cực, tiêu cực của dự án.
bai_3.jpg

Nước rỉ từ rác thải trong các hố chôn lấp chảy ra

Điều đáng nói là Công ty Môi trường chôn lấp rác theo phương pháp đơn giản là đào hố, vùi rác xuống, phủ đất lên, hoàn toàn không tuân thủ đúng qui trình chôn lấp tạm. Nước rỉ ra thẩm thấu trực tiếp vào đất rồi lan theo mạch nước ngầm, gây ô nhiễm các giếng nước và cả dòng suối Đá – một nguồn nước sinh hoạt duy nhất của người dân ở đây. Nước rỉ rác còn tràn sang những hố mới đào, tạo thành những ao nước đen đặc, hôi thối. Để “xử” nước thải, giải phóng hố, lấy chỗ tiếp tục chôn rác mới, công nhân khu bãi rác đã dùng máy bơm để bơm nước rỉ rác này tống thẳng ra con suối Nhỏ gần đó. Do lưu lượng nước suối rất ít, không đủ sức để pha loãng nước thải rác, nên suối Nhỏ đã biến thành “suối chết” - với một màu đen sậm, bốc mùi hôi thối. Đáng lo ngại là con suối Nhỏ này chảy về nhánh chính ở xã Châu Pha, đổ ra sông Xoài và sông Dinh - nơi cấp nước cho nhà máy nước sông Dinh…Năm 2009, Đoàn giám sát Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã yêu cầu Công ty Môi trường tạm thời ngưng không chôn rác trong khu vực và sớm có phương án di dời ngay 6 hộ dân trong vùng ảnh hưởng nghiêm trọng đi nơi khác. Tuy nhiên, hơn một năm trôi qua, các hộ dân ở đây vẫn chưa được di dời và rác tiếp tục được tập kết về chôn lấp như cũ.

Vụ việc nghiêm trọng là vậy, nhưng trong các báo cáo trình HĐND tỉnh, UBND tỉnh và giải trình với Tổng cục Môi trường vào cuối năm 2010 và đầu năm 2011, tức là đã hơn 4 năm tiến hành chôn lấp rác thải, Sở TNMT không hề có bất cứ một số liệu nào chứng minh về tình trạng ô nhiễm tại đây. Trước thực trạng này, dư luận đã và đang đặt nhiều câu hỏi: phải chăng Sở TNMT – cơ quan quản lý Nhà nước cao nhất về môi trường tại địa phương, đã không hiểu, cố tình không hiểu các qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường, hay đang dùng “vải thưa che mắt thánh”, vì nghĩ đơn giản rằng hậu quả dưới lòng đất khó mà nhìn thấy!

Theo đánh giá của các nhà khoa học, khi rác chôn xuống đất trong môi trường yếm khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong rác thành nước rỉ rác rất ô nhiễm, đồng thời, giai đoạn phân hủy cực đại của rác trong lòng đất sẽ diễn ra ở năm thứ 20. Khu xử lý rác Tóc Tiên nằm ở khu vực đồi, có địa hình cao với cấu tạo địa chất chủ yếu là cát, nước rỉ rác sẽ thấm xuống các lớp cát này, dẫn vào các mạch nước ngầm trong khu vực và chảy ra các con suối đi vào sông Dinh (khu vực cấp nước sinh hoạt). Như vậy, không dưới 20 năm nữa, khu vực này sẽ chịu hậu quả rất nặng nề vì bị ô nhiễm do nước rỉ rác từ việc chôn lấp rác như hiện nay.
Huỳnh Liễu
 

de^

Cây đầu làng
Tham gia
21/5/07
Bài viết
580
Cảm xúc
28
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Khu xử lý chất thải tóc tiên - Bài1: “Vừa đá bóng, vừa thổi còi”
20-04-2011 17:11
bai_1.jpg


Khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên. Ảnh: Huỳnh Liễu
Khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên, huyện Tân Thành, có qui mô 100 ha, bao gồm các khu chức năng: khu chôn lấp chất thải công nghiệp không nguy hại, khu chôn lấp chất thải sinh hoạt, khu xử lý chất thải nguy hại, khu tái chế chất thải rắn và khu sản xuất phân vi sinh. Theo qui định, loại hình xử lý chất thải nguy hại thuộc nhóm các dự án do Bộ Tài nguyên Môi trường thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Thế nhưng, Sở Tài nguyên Môi trường lại “vượt cấp” để thực hiện phê duyệt ĐTM và từ đó nhiều hệ lụy đã xảy ra.

Cùng một vấn đề, báo cáo khác nhau

Giải trình với Tổng cục Môi trường về kết luận của Thanh tra Bộ TNMT là Sở TNMT tỉnh BR-VT đã “vượt cấp” khi thực hiện phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đối với DA khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên, tại công văn số 136, Sở Tài nguyên Môi trường cho rằng: Hạ tầng kỹ thuật khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên chỉ gồm các hạng mục: cổng, tường rào, cây xanh, cấp điện, cấp nước, chiếu sáng ngoài, hai đường trục chính và một phần của khu hành chính thuộc DA. Diện tích DA là 100 ha. Với loại hình và qui mô DA nêu trên và chỉ bao gồm các hạng mục liên quan đến hạ tầng kỹ thuật để phục vụ cho các DA đầu tư xử lý chất thải trong khu sau này, nên việc Sở TNMT tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM của DA này là hoàn toàn đúng qui định của pháp luật.

Báo cáo với Tổng cục Môi trường như vậy, thế nhưng, vào ngày 10/11/2010, tại bản báo cáo số 132/BC-TNMT trình HĐND tỉnh và UBND tỉnh, Sở TNMT lại khẳng định: “Đây là khu xử lý chất thải rắn liên hợp bao gồm xử lý chất thải sinh hoạt (chất thải rắn sinh hoạt, hầm cầu) và chất thải công nghiệp (chất thải công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại)… Về DA xử lý rác trong khu 100 ha, hiện nay, Sở TNMT đã giao đất cho 09 DA đầu tư xử lý chất thải, trong đó có 2 DA đã hoạt động (nhà máy xử lý nhớt thải của Cty TNHH Hà Lộc và Nhà máy xử lý chất thải hầm cầu của Cty TNHH Đại Nam); 01 DA chuẩn bị đi vào hoạt động (nhà máy xử lý chất thải nguy hại (CTNH) của Cty Cổ phần Sao Việt)…”

Thực tế, nội dung báo cáo ĐTM DA khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên tập trung vào quy hoạch các phân khu chức năng như khu chôn lấp chất thải công nghiệp không nguy hại 38ha, khu chôn lấp chất thải sinh hoạt 28ha, khu xử lý CTNH 4,3 ha, khu tái chế chất thải rắn 3ha và khu sản xuất phân vi sinh 4,5ha. Với tòan bộ nội dung này thì nhiệm vụ phê duyệt ĐTM của DA khu xử lý chất thải Tóc Tiên phải do Bộ TNMT thực hiện.


Lách luật

Tại chương 1, báo cáo ĐTM DA khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên đã nói rất rõ về diện tích của khu vực được quy hoạch xử lý CTNH là 4,3ha và mục tiêu của dự án là giải quyết, xử lý CTNH. Thế nhưng, tại phần đánh giá tác động môi trường cũng như phần đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm, báo cáo ĐTM hoàn toàn không đề cập đến khu vực xử lý CTNH.

Nội dung báo cáo ĐTM là của tổng thể dự án khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên, vậy mà không có một dòng nào đề cập đến phần đánh giá tác động môi trường khu vực xử lý CTNH! Thực chất, nếu trong báo cáo đưa hạng mục này vào thì Sở Tài nguyên Môi trường sẽ tự mình chỉ rõ việc “xé rào, vượt mặt” Bộ TNMT để thẩm định ĐTM dự án. Chính vì vậy, Sở này đã “quanh co”, và Thanh tra Bộ Tài nguyên Môi trường khẳng định tại kết luận số 654, ngày 7/3/2011 là: “Việc thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM của DA đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên (có hạng mục công trình và các DA thành phần tái chế, xử lý và chôn lấp chất thải nguy hại) có dấu hiệu “lách luật” và vượt thẩm quyền”. Kết luận cũng chỉ rõ: Nếu DA khu xử lý chất thải Tóc Tiên chỉ có các hạng mục hạ tầng phục vụ cho các DA đầu tư bên trong thì Sở TNMT không cần phải lập báo cáo ĐTM mà chỉ phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường trình UBND huyện Tân Thành xác nhận. Thế nhưng, Sở TNMT tỉnh đã lập báo cáo ĐTM và tự phê duyệt theo phương thức “vừa đá bóng, vừa thổi còi”.

Tìm hiểu thêm, chúng tôi được biết: dự án do Công ty Môi trường, là đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên Môi trường làm chủ đầu tư. Chi phí cho hạng mục lập hồ sơ báo cáo ĐTM được trích từ ngân sách tỉnh với kinh phí khoảng 300 triệu đồng. Nếu dự án chỉ lập bản cam kết BVMT trình UBND huyện Tân Thành thì chi phí chưa đến 1/10 trong tổng số 300 triệu đồng.


Huỳnh Liễu

http://www.brt.vn
 

de^

Cây đầu làng
Tham gia
21/5/07
Bài viết
580
Cảm xúc
28
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên : Lời giải chưa thỏa đáng

Posted on April 29 2011 by 24g
Như DĐDN đã đăng loạt bài về những thông tin liên quan đến khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên (huyện Tân Thành), tại buổi họp báo do Sở TNMT chủ trì vừa qua, mặc dù thừa nhận có quá nhiều tồn tại, bê bối đã và đang diễn ra trong quản lý, đầu tư khu xử lý tập trung Tóc Tiên khiến môi trường khu này ô nhễm nghiêm trọng, song sở TNMT vẫn cho rằng trách nhiệm không phải của mình. ha ha

loigiaichuathoadang10a1.jpg
Môi trường quanh khu xư lý rác thải tập trung Tóc Tiên ô nhễm nghiêm trọng

4 nội dung lớn đã được đặt ra tại buổi họp báo là: Từ khi hình thành khu xử lý chất thải tâp trung Tóc Tiên, sở TNMT đã chỉ đạo và kiểm tra Cty Môi trường, Cty con của mình (đồng thời là chủ đầu tư DA khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên), thực hiện công tác quan trắc môi trường chưa? Vì sao đến nay một hạng mục quan trọng của DA là “khu xử lý nước thải tập trung” vẫn chưa được xây dựng? Việc Sở TNMT tiếp tục tham mưu UBND tỉnh cho chủ trương đầu tư DA chôn lấp hợp vệ sinh với vốn đầu tư 132 tỷ đồng trong lúc này có nên hay không? Và kết luận của thanh tra bộ TNMT cho rằng, sở TNMT BR-VT “lách luật”, “vượt rào” phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) khu xử lý chất thải tập trung này có đúng không?:26:
Lỗi do… khách quan:gunsmilie:
Ông Lê Văn Sâm, Giám đốc Sở TNMT thừa nhận: thời gian qua công tác quan trắc môi trường khu xử lý Tóc Tiên chưa tốt. Còn ông Lê Tân Cương, Chi cục trưởng chi cục bảo vệ môi trường, sở TNMT thì cho rằng: công tác giám sát còn chậm một phần là do phải sử dụng vốn ngân sách nên phải “chờ”. :30::30: Thực tế thì công tác này chưa được quan tâm chỉ đạo thực hiện trong suốt thời gian hơn 4 năn qua, kể từ khi Sở TNMT chỉ đạo Cty con của mình là Cty Môi trường đem rác thải sinh hoạt vào chôn lấp kông hợp vệ sinh tại đây.

Liên quan đến việc chủ đầu tư DA khu xử lý chất thải tập trung tóc Tiên là Cty môi trường chưa thực hiện đầu tư hạng mục “hệ thống xử lý nước thải tập trung” của toàn khu đã được Sở Xây dựng thẩm định thiết kế cơ sở và Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường số 387/QĐ-STNMT ngày 8-12-2008, ông Lê Tân Cương lý giải: “do nguồn lực tài chính khó, nên phải đầu tư từng bước. Hơn nữa, cốt lõi của khu này là chôn lấp, diện tích giành cho chôn lấp theo qui hoạch tới 66 ha. Và các DA khi chôn lấp thì hệ thống tập trung mới phát huy hết tác dụng. Còn các DA thành phần liên quan đến xử lý thì phát sinh nước thải thấp. Do khó khăn như vậy nên khi trình đầu tư hạ tầng ban đầu chưa trình hạng mục này”. Thực tế, đây là một hạng mục hết sức quan trọng và phải được đầu tư ngay từ đầu trong bất kỳ một DA nào có liên quan đến chất thải.

Còn việc tiếp tục bỏ 132 tỷ đồng ngân sách để đầu tư “DA khu chôn lấp rác thải đô thị hợp vệ sinh” thì ông Lê Văn Sâm khẳng định là cần thiết và sẽ xúc tiến sớm. Mặc dù trước khi buổi họp báo diễn ra, chiều ngày 19/4, UBND tỉnh đã cùng với Sở TNMT và các ngành chức năng làm việc với Cty Vượng Xanh về việc Cty này xin chủ trương đầu tư nhà máy xử lý chất thải sinh hoạt và nguy hại tại khu Tóc Tiên. Vượng Xanh đã đưa ra phương án: thay tỉnh đầu tư DA, tránh lãng phí 132 tỷ đồng ngân sách tỉnh.

Giải pháp tình thế :022:
Về chuyện có hay không sở TNMT “lách luật”, “vượt cấp”khi phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) khu xử lý Tóc Tiên, ông Lê Tân Cương cho rằng: “Việc giữa sở thực hiện với kết luận thanh tra có sự không đồng thuận”. Ông Cương còn khẳng định “DA này là DA đầu tư hạ tầng, tức là không có một công trình nào xử lý chất thải nguy hại ở đây” và cho rằng: “trong 162 danh mục thì 158 danh mục là có qui định cụ thể để tiến hành thủ tục ĐTM, còn lại là chung chung. Chúng tôi phải áp dụng “cái” 162, nghĩa là các DA có tính chất tương tự như DA trong danh mục 158. “Tương tư” ở chỗ, không qui định đầu tư hạ tầng cho khu chôn lấp phải làm thủ tục này, nhưng đầu tư hạ tầng cho các KCN, cụm CN phải làm báo cáo ĐTM. Đối với một DA mặc dù chỉ đầu tư hạ tầng nhưng mà phải xem xét toàn diện như khu xử lý này, Sở giao cho Cty môi trường là phải làm báo cáo ĐTM để đánh giá toàn diện”. Thực chất thì nội dung báo cáo ĐTM DA khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên có hạng mục công trình và các DA thành phần tái chế, xử lý và chôn lấp chất thải nguy hại. Cụ thể, các phân khu chức năng được quy hoạch như: khu chôn lấp chất thải công nghiệp không nguy hại 38ha, khu chôn lấp chất thải sinh hoạt 28ha, khu xử lý CTNH 4,3 ha, khu tái chế chất thải rắn 3ha và khu sản xuất phân vi sinh 4,5ha. Theo qui định, DA như khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên có loại hình xử lý chất thải nguy hại, sẽ thuộc nhóm các dự án do Bộ Tài nguyên Môi trường thẩm định và phê duyệt ĐTM.

Về việc tiếp tục duy trì công nghệ “chôn lấp rác” thì các nhà quản lý môi trường tỉnh cho rằng: đó là tình trạng chung của cả nước ha ha. Mặc dù thừa nhận đó chỉ là giải pháp tình thế nhưng theo ông Lê Văn Sâm, trong giai đoạn hiện nay đây là giải pháp tối ưu nhất. Ông Sâm còn cho biết, trước khi quyết định đầu tư xây dựng hạ tầng Khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên, tỉnh đã khảo sát một số nước trong khu vực châu Á. Qua đó thấy rằng, để đầu tư dự án xử lý chất thải bằng công nghệ tiên tiến rất tốn kém và chi phí xử lý cũng rất cao. Điều này không phù hợp với điều kiện ngân sách còn rất khó khăn như nước ta hiện nay. Do vậy, phải từng bước chuyển công nghệ xử lý rác theo hướng: từ chôn lấp không hợp vệ sinh sang chôn lấp hợp vệ sinh. Các bãi chôn rác này sẽ đóng cửa sau khi các dự án đầu tư rác đầu tư theo hình thức xã hội hóa đi vào vận hành chính thức. “Mặc dù chôn lấp là không tốt, nhưng một ngày chôn 530 tấn tôi cho rằng là nỗ lực rất lớn, không phải đơn giản, khối lượng lớn lắm” – ông Phan Quang Tuấn, Giám đốc Cty Môi trường nhấn mạnh.
Trung Đức
Theo dddn.com.vn
 

de^

Cây đầu làng
Tham gia
21/5/07
Bài viết
580
Cảm xúc
28
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên: Nhà đầu tư mất cơ hội vì… hết đất ? :053::053:


Nhà máy xử lý chất thải Vượng Xanh là dự án phù hợp với loại hình công nghiệp, quy hoạch và chủ trương xã hội hoá về xử lý chất thải của UBND tỉnh tại khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên… thế nhưng vẫn đang đứng trước nguy cơ bị từ chối. Nguyên nhân vì sao?

Công tác xã hội hóa xử lý rác thải đã triển khai từ năm 2005 đến nay với nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư nhưng rác sinh hoạt vẫn phải chôn không hợp vệ sinh. Trong ảnh: Khu vực chôn rác không hợp vệ sinh tại khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên.

ĐỂ DÀNH ĐẤT CHÔN LẤP RÁC? :006:
“Trên cơ sở hiện trạng xử lý chất thải rắn và tình hình đầu tư vào Khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên, xét thấy chúng tôi có thể đáp ứng được quy định của Bà Rịa-Vũng Tàu về đầu tư xử lý chất thải, công nghệ xử lý, năng lực tài chính và thực hiện yêu cầu ký quỹ đầu tư,… đại diện cho liên danh đầu tư (Công ty cổ phần Nam Hưng và Công ty TNHH Vượng Xanh) chúng tôi đã tiến hành thủ tục để đầu tư Nhà máy xử lý chất thải Vượng Xanh tại khu xử lý chất thải tập trung này”- bà Dương Mỹ Linh, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Vượng Xanh, cho biết. Dự án này có diện tích 10 ha, tổng vốn đầu tư 25 triệu USD (từ nguồn vốn tự có và hỗ trợ của Chính phủ Canada). Công suất xử lý của nhà máy là 500 tấn/ngày; công nghệ do tập đoàn Ultragen của Canada tư vấn, thiết kế và chuyển giao gồm: xử lý rác thải sinh hoạt, phát điện từ quá trình xử lý rác, tái chế, xử lý chất thải công nghiệp và nguy hại. Theo nhà đầu tư, Chính phủ Canada sẽ xem xét, hỗ trợ nguồn vốn tài trợ cho các dự án-chương trình bảo vệ môi trường cho các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) chỉ được phê duyệt trong tháng 2-2011 với điều kiện dự án được chính quyền địa phương ủng hộ. Thế nhưng, tại buổi làm việc với UBND tỉnh vừa qua, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, địa điểm mà Vượng Xanh đề nghị cho phép đầu tư hiện đã không còn do mới bố trí cho dự án chôn rác hợp vệ sinh tạm do Công ty Môi trường làm chủ đầu tư từ ngân sách tỉnh. :Sick::Sick:Đây là giải pháp tình thế để chôn lấp rác sinh hoạt khi các nhà máy xử lý rác chưa hoạt động, Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết sẽ dừng dự án này khi có nhà máy xử lý chất thải vận hành.
CẦN ƯU TIÊN CHO NHÀ ĐẦU TƯ CÓ NĂNG LỰC:052:
Với mong muốn được góp phần vào giải quyết ô nhiễm môi trường, nhà đầu tư dự án Vượng Xanh cũng đã đưa ra giải pháp nhằm giải quyết rác sinh hoạt phát sinh trong thời gian chưa vận hành nhà máy: Giải pháp là đầu tư thêm hạng mục bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh, bảo đảm các tiêu chí về môi trường song song với quá trình triển khai dự án.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, đến thời điểm này UBND tỉnh đã cho phép mở rộng Khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên thêm 15ha (hiện là 115ha) để giải quyết khối lượng chất thải phát sinh trong thời gian các dự án đầu tư xử lý rác sinh hoạt chưa đi vào hoạt động. Mặt khác, tỉnh cũng đã giao cơ quan chức năng thu hồi chủ trương đầu tư Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải sản xuất điện-nhiệt năng (đã được thỏa thuận địa điểm có diện tích 10ha công suất xử lý 500 tấn/ngày) của Liên danh Công ty cổ phần Cát Tường, Đầu tư Châu Âu Vina và Công ty cổ phần Phát triển hạ tầng. Như vậy, tính đến nay, tại Khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên vẫn còn 10ha chưa kể 15ha mở rộng.

Hiện chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh khoảng 729 tấn/ngày và dự báo đến năm 2015 khoảng 962 tấn/ngày. Để xử lý lượng chất thải này, UBND tỉnh đã có chủ trương cho phép Công ty cổ phần Môi trường xanh Bảo Ngọc và Công ty TNHH Công nghệ môi trường Tân Phát đầu tư xây dựng nhà máy xử lý với tổng công suất 800 tấn/ngày. Với công suất đó sau năm 2015 hai dự án này, sẽ không đủ khả năng để xử lý hết lượng chất thải phát sinh, vì vậy UBND tỉnh đã có chủ trương giao cho các Sở liên quan lựa chọn nhà đầu tư thực sự có năng lực để đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải sinh hoạt. Mặt khác, mục tiêu đầu tư vào Khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên là kêu gọi các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư theo hình thức xã hội hóa; ngân sách nhà nước chỉ tập trung đầu tư giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng kỹ thuật không sử dụng để đầu tư xử lý chất thải nằm trong Khu xử lý tập trung này. Vì vậy, để tránh lãng phí đất đai, ngân sách nhà nước và tận dụng được nguồn lực của nhà đầu tư trong việc đầu tư xử lý chất thải và bảo vệ môi trường, thiết nghĩ cơ quan chức năng của tỉnh cần tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư có đủ năng lực và thiện chí triển khai dự án đúng như mục tiêu của Khu xử lý chất thải tập trung đưa ra, góp phần thực hiện tốt công tác xã hội hóa xử lý chất thải, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Bài, ảnh: Quang Nguyễn/Bà Rịa- Vũng Tàu​
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua