Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Since 2007

Xử phạt trong lĩnh vực lao động

Minh YMT

Admin
Tham gia
11/3/13
Bài viết
669
Cảm xúc
110
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Nếu người lao động phát hiện vi phạm pháp luật thì có thể viết đơn tố cáo cho cơ quan quản lý nhà nước với những lưu ý sau:
  • Thông tư 07/2014/TT-TTCP cho phép đơn kiếu nại, tố cáo, đơn kiện nạt danh (ẩn danh người tố cáo) tuy nhiên hiệu quả này không cao, chấp nhận đơn tập thể.
  • Cho phép gửi đơn qua đường bưu điện hoặc trực tiếp
  • Đơn có nhiều loại: đơn kiến nghị, phản ánh, đơn khiếu nại, đơn tố cáo.
  • Đơn tố cáo phải ghi rõ nội dung tố cáo;
  • Lưu ý về Bằng chứng (nhân chứng, vật chứng), công dân chuyển sang tố cáo người giải quyết khiếu nại nhưng không cung cấp được chứng cứ để chứng minh cho việc tố cáo của mình thì người có thẩm quyền không thụ lý đơn.
  • Đơn khiếu nại tố cáo phải gửi đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Các cơ quan có thẩm quyền xử phạt theo nghị định 95/2013/NĐ-CP
Điều 36. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội;

c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II và Chương III của Nghị định này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II và Chương III của Nghị định này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này.

Điều 37. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra lao động

1. Thanh tra viên lao động, người được giao nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.

2. Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này.

3. Chánh thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này.

4. Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Bộ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 52.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này.

5. Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này.

Điều 38. Thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước

Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước có quyền xử phạt hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương IV của Nghị định này:

1. Phạt cảnh cáo;

2. Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;

3. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương IV của Nghị định này;

4. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương IV của Nghị định này.
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,833
Bài viết
42,126
Thành viên
31,234
Thành viên mới nhất
khachmua