Sàn giao dịch phế liệu online
Mô hình kinh tế tuần hoàn

Yeumoitruong - Since 2007

VN đang bị ảnh hưởng nặng bởi sự biến đổi khí hậu là do ?

yurimt

Cây công nghiệp
Tham gia
7/11/07
Bài viết
253
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Tin mới nhất

'TP HCM sẽ thành đảo nếu nước biển dâng thêm 0,5 mét'

“Nếu không có dự án kiểm soát triều, TP HCM sẽ chỉ còn 2 cái đảo ở những vùng cao khi nước biển dâng lên 0,5 mét nữa”, ông Hồ Long Phi, Đại học Bách Khoa TP HCM cảnh báo tại hội thảo ngày 24/6.

Nguy cơ Sài Gòn có thể biến thành đảo khi nước biển dâng cao đã từng được các chuyên gia công chính cảnh báo, thành phố cũng đã lên kế hoạch ứng phó song hiệu quả cụ thể chưa cao.
Mỗi lần mưa to, đường phố Sài Gòn ngay lập tức biến thành sông. :30:

Tại Hội thảo quốc tế về tác động của biến đổi khí hậu với ngập lụt đô thị tại TP HCM hôm 24/6, ông Đào Xuân Học, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết: “Nếu nước biển dâng thêm một mét thì toàn bộ diện tích Đồng bằng sông Cửu Long sẽ ngập 90% từ 4 đến 5 tháng trong mùa mưa, còn mùa khô sẽ bị xâm nhập mặn tới 71%. Ngay cả Đồng bằng sông Hồng với hệ thống đê vững chắc cũng không chịu nổi nếu nước biển dâng cao”.

Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, không riêng gì TP HCM, nếu nước biển dâng một mét, 20% lãnh thổ Việt Nam sẽ bị nhấn chìm và 20 triệu dân mất nhà cửa.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Dương Ngọc Hải , Phó Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) cho rằng, khí hậu nhiệt đới gió mùa hai miền tương đối thấp so với mặt nước biển là bất lợi. TP HCM là một trong 10 thành phố lớn trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề với hiện tượng nước biển dâng.

Theo các chuyên gia, TP HCM hiện đối mặt với 2 vấn đề từ thiên nhiên là triều dâng cao và lưu lượng mưa tăng khiến người dân luôn phải sống chung với ngập lụt trong nhiều năm nay. Điều báo động là mối hiểm họa này đang ngày lớn mạnh hơn.

Các số liệu của các cơ quan khí tượng thủy văn cho thấy, mực nước biển ở Vũng Tàu tăng khoảng 0,8 cm một năm, sông, kênh của TP HCM tăng đến 1,5 cm mỗi năm. Tháng 11 năm ngoái, triều cường tại Sài Gòn đạt mức1,54 m cao nhất trong 49 năm qua, một tháng sau đó, đỉnh triều lại thiết lập mức kỷ lục mới 1,55 m.

Những cơn mưa lớn có lưu lượng năm sau luôn vượt năm trước khoảng 0,8 mm. Trước đây, ở thành phố, 5 năm mới có những cơn mưa trên 100 mm thì nay chỉ 3 năm đã thấy xuất hiện, cơn mưa có lượng nước khoảng 100 mm thì hầu như năm nào cũng có.

“Trận mưa ngày 7/3 lưu lượng lên đến 117 mm, trong lịch sử chỉ có năm 1993 (lượng mưa 132 mm) là một điều thực sự đáng báo động”, ông Nguyễn Phước Thảo, Giám đốc Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước thành phố dẫn chứng.

Nhìn thấy thảm họa do nước biển dâng làm tăng khả năng ngập úng đô thị nhấn chìm thành phố nhưng nhiều chuyên gia cho rằng TP HCM đang có vấn đề với các dự án chống ngập hàng tỷ đô.

Theo ông Hồ Long Phi, Đại học Bách Khoa TP HCM, các thiết kế cống của những dự án chống ngập hiện nay tại TP HCM dù đang thi công và chưa đưa vào sử dụng nhưng đã dần trở nên lỗi thời. “Tình trạng biến đổi khí hậu sẽ rất nhanh chóng làm cho các thiết kế chống ngập hiện nay lạc hậu, điều gì xảy ra khi đưa vào sử dụng trong nhiều năm tới. Nếu không có dự án kiểm soát triều, TP HCM sẽ chỉ còn 2 cái đảo ở những vùng cao khi nước biển dâng lên 0,5 m nữa”, ông Phi nói.

Mặt khác, ông Phi cũng khẳng định khi tất cả dự án chống ngập hiện nay đưa vào sử dụng thì TP HCM cũng chỉ giảm được khoảng 50% điểm ngập. “Năm 1980, thành phố chỉ có 10 điểm ngập đến năm 2008 là gần 100 điểm ngập, tiền đầu tư càng lớn thì số điểm ngập càng tăng”, một đại biểu thắc mắc.

Chính đại diện Trung tâm chống ngập cũng thừa nhận hiện nay nỗ lực chống ngập của thành phố chưa đạt kết quả như mong muốn.

Trả lời câu hỏi về tính hiệu quả của các dự án chống ngập tỷ đô mà TP HCM đang xây dựng, đại diện Đại học Bách khoa lý giải phải cần có một thời gian dài để các hệ thống cống kết nối với nhau phát huy thoát nước tối đa.

Chuyên gia Trần Minh Quang cho rằng, đê và cống chủ yếu nên xem xét xây dựng ở ven biển để chống nước biển dâng theo từng giai đoạn. Qua đó, đảm bảo mục đích khống chế mực nước biển dâng, chống xâm nhập mặn, đảm bảo thoát nước và giao thông thủy.
 

lesonmt

Mầm xanh
Tham gia
28/6/09
Bài viết
23
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
môi trường là của chung,và bảo vệ môi trường là bảo vệ cho chinh mình ,vấn đề là lấo cho con người ý thức đc điều đó.thực tế thì đối với phần đông dân cư họ luôn có những câu trả lời rất hay về các vấn đề môi trường khi đc hỏi,tuy nhiên họ vẫn chưa thưc hiện đc nhưng j họ nói ,dù chỉ là 1 phần nhỏ. VÌ SAO ???? vì họ chỉ mới nói chứ họ chưa nghĩ đc nhw thế,chỉ đến khi nào họ nghĩ đc như thế thì may ra mọi thws sẽ tốt đẹp hơn.
ah quên !!! mình là thành viên mới, mong pà con chỉ giáo ^_^
 

yurimt

Cây công nghiệp
Tham gia
7/11/07
Bài viết
253
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
'Gần 11 triệu dân TP HCM có thể phải sống trong ngập lụt'

Đến năm 2050, nếu kết hợp với bão đổ bộ cùng sự biến đổi khí hậu trái đất, nước biển dâng... 10,8 triệu người dân Sài Gòn sẽ bị ảnh hưởng bởi ngập lụt.

Kết quả mô hình phỏng đoán của nhóm "Nghiên cứu tác động biến đổi khí hậu và sự thích ứng của TP HCM" đưa ra hôm nay là một sự cảnh báo cho công tác ứng phó của các cơ quan chức năng tại TP HCM.

Dù kịch bản bão đổ bộ cộng với nước biển dâng kết hợp luôn triều cường là khó xảy ra nhưng "nếu ta chuẩn bị sẵn sàng thì đương nhiên không chịu tác động nặng nề", lời của Giám đốc quốc gia phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam Konishi.
ngap4.jpg

TP HCM đối diện với nguy cơ ngập lụt lớn từ việc biến đổi khí hậu. Ảnh: Kiên Cường

Theo kết quả của cuộc nghiên cứu từ tháng 9/2008 này, khoảng 77% diện tích không gian mở còn lại của thành phố sẽ chịu ngập lụt vào năm 2050. Hệ thống kiểm soát lũ lụt dự báo sẽ chẳng làm được gì để bảo vệ những vùng chìm trong nước.

Hiện nay, khi có bão cực mạnh như Linda năm 1997 thì 1,7 triệu người, tức 26% dân số TP HCM sẽ gánh hậu quả. "Trong hơn 40 năm nữa, khoảng 62% số dân, tức 12,9 triệu người dự báo sẽ chịu tác động bởi biến đổi khí hậu. Thậm chí khi xây xong hệ thống kiểm soát lũ lụt dự kiến cũng có đến 10,8 triệu người cùng hơn 200 phường xã, 71% diện tích tức gần 142.000 ha bị ngập nếu kết hợp nhiều yếu tố bất lợi", ông Jeremy Carew, thành viên nhóm nghiên cứu khẳng định.

Ngoài ra, khi loại trừ hẳn khả năng bão thì đến giữa thế kỷ 21, TP HCM cũng phải đối diện với nguy cơ từ mực nước biển dâng đến 26 cm. Dự báo trung bình độ sâu lớn nhất khi ngập lụt sẽ tăng 21%, thời gian ngập lụt tối đa tăng 22% so với hiện nay. "Đây mới là điều đáng lo ngại chứ không phải diện tích ngập bao nhiêu", ông Jeremy Carew đánh giá.

Với quy mô lớn hơn, ông Konishi cho rằng Việt Nam có thể mất đến 17,3% GDP vì các hậu quả của biến đổi khí hậu. Theo nhiều chuyên gia thủy lợi, dù TP HCM là thành phố đầu tiên trên thế giới nghiên cứu mô hình phỏng đoán về biến đổi khí hậu nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần xem lại.

"Dù dự báo là cần thiết nhưng không nên đưa ra kịch bản quá hù dọa kiểu bão mạnh đổ bộ cùng lúc với triều cường, mưa... Cần phải xem xét để đưa ra một kịch bản vừa không quá chủ quan nhưng không quá viễn vông", ông Trần Thục, Giám đốc Viện khí tượng thủy văn và môi trường quốc gia cho biết.

Hay như về triều cường, Phó chánh văn phòng Ban chỉ huy phòng chống lụt bão TP HCM Phạm Việt Thắng cho rằng mức dâng từ 1 đến 1,2 m của triều trong báo cáo cần giải thích rõ ràng. "Từ năm 1960 đến nay, triều cường khoảng 1,15-1,55m, chỉ dao động 40 cm, nói dâng lên 1m là phải có cơ sở", ông Thắng chấp vấn.

Chủ tịch Hiệp hội thủy lợi TP HCM Nguyễn Ân Niên phân tích vấn đề ngập hiện nay còn một phần do mức độ bêtông hóa khi khu vực điều tiết trữ lượng nước lớn là phía Nam thành phố đã bị biến thành đô thị. "Ở Hà Lan, tư duy chống biến đổi khí hậu đã chuyển sang thích nghi. Như việc họ mở rộng không gian cho sông bằng cách làm đê xa chứ không phải sát bờ", ông Niên ví dụ.

Đại biểu Hội đồng nhân dân Đặng Văn Khoa lưu ý dù nghiên cứu hay tới đâu, nhưng sẽ chỉ đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả nếu trở thành chủ trương, chính sách của thành phố.
Theo VNExpress

Bà con cô bác nào chưa biết bơi lo đi tập bơi đi là vừa.:swimming::swimming::swimming:
 

Kiem_khach_da_tinh

Cây công nghiệp
Tham gia
29/6/08
Bài viết
125
Cảm xúc
0

NgocHa1988tn

Mầm 2 lá
Tham gia
21/5/09
Bài viết
30
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Mình cũng đang học ngành Môi trường nè. hyy
Theo mình, vấn đề cốt lõi ở đây là lợi ích cá nhân. Không phải ai cũng từ bỏ được lợi ích cá nhân. Một người nông dân chẳng hạn, khi cấm họ không được vứt rác bừa bãi, thế thử hỏi họ sẽ vứt ở đâu, chẳng lẽ bắt họ đi thêm cả trăm m để tìm lấy thùng rác công cộng rồi mới vứt vào đó à? Vậy lợi ích cá nhân đã đẩy họ hành động vứt rác bừa bãi, với lối suy nghĩ "tội gì đi xa cho mệt ra", ai cũng nghĩ như vậy, và thấy mọi người xung quanh cũng làm như vậy, họ nghĩ họ làm đúng.
Để mọi người có thể tự hành động, dù là nhỏ bé nhất để bảo vệ MT thì phải nói là cực kỳ khó, trừ phi chính họ phải ghánh chịu hậu quả. Ví dụ: trên miền núi, họ thường khai thác lâm sản để phục vụ cho nhu cầu của họ (hoặc đem bán), đến khi rừng trở nên thưa thớt hơn, Mưa sẽ làm sói mòn đất, sạt lở sẽ diễn ra thường xuyên hơn, khi mà những tảng đá với đường kính >5m lăn vào nhà họ, họ mới có thể thực sự thức tỉnh được. Chứ còn những người sống sung sướng ở những thành phố Lớn, thì có poster, tuyên truyền, vận động thì cũng chẳng tác động đc đến họ là bao đâu.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải làm những gì có thể, trong khả năng của chúng ta, dù là nhỏ bé nhất, cũng quyết bảo vệ "hành tinh xanh" đang ngày một biến đổi thành một "hành tinh chết" trong tương lai. Và tôi tin, với sự nỗ lực không ngừng của loài người (phần lớn) sẽ có những biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ MT, bảo vệ Trái Đất, bảo vệ con người.
 

vumoitruong

Cỏ 4 lá
Tham gia
12/11/08
Bài viết
64
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
"Ví dụ: trên miền núi, họ thường khai thác lâm sản để phục vụ cho nhu cầu của họ (hoặc đem bán), đến khi rừng trở nên thưa thớt hơn, Mưa sẽ làm sói mòn đất, sạt lở sẽ diễn ra thường xuyên hơn, khi mà những tảng đá với đường kính >5m lăn vào nhà họ, họ mới có thể thực sự thức tỉnh được"Đề nghị em xem xét câu nói trên một cách bao quát hơn:

Trên miền núi bao đời nay người dân luôn dựa vào rừng núi để sinh sống. Họ có khai thác gỗ nhưng chỉ khai thác đủ dùng cho các nhu cầu cá nhân (sinh tồn). Cuộc sống của người dân tại đây khá bền vững

Từ khi đất nước ta đi vào nền kinh tế thị trường, các nhu cầu về các mặt hàng như gỗ, khoáng sản ngày càng gia tăng. Chính lý do này dẫn đến việc thông thương giữa miền núi và miền xuôi, đặc biệt là hiện tượng buôn lậu, vận chuyển hàng cấm từ miền núi ra các vùng khác khiến nguồn tài nguyên tại đây suy giảm nghiêm trọng.

Mặt khác, do cơ chế chính sách của nhà nước, của địa phương còn nhiều mặt hạn chế. Có rất nhiều trường hợp đã lợi dụng những sơ hở này để khai thác nguồn tài nguyên chung làm lợi riêng.

Phải chăng chúng ta nên xem xét lại cách quản lý, định hướng lại quá trình phát triển, sao cho phát triển bền vững.

Việc chống lại sự biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường cần có một đường lối chính sách lâu dài và bao quát cho toàn bộ quá trình phát triển của đất nước.

Việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mỗi cá nhân.
 

gamyst

Cỏ 3 lá
Tham gia
13/12/08
Bài viết
50
Cảm xúc
1

oya_susu

Mầm 2 lá
Tham gia
15/4/09
Bài viết
36
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
vấn đề là chúng ta phải giải quyết được bài toán "phát triển và môi trường"...Còn theo tớ, muốn nâng cao ý thức của ng dân, lâm tặc thì trước tiên phải ổn định cuộc sống, việc làm cho họ. Việc này cũng gây khó khăn nhìu cho chúng ta vì trình độ quản lý của chúng ta chưa cao, làm việc chậm chạp...
 

lapcuong77

Cỏ 4 lá
Tham gia
2/10/09
Bài viết
70
Cảm xúc
1
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
Theo mình BDKH là vđ MT toàn cầu, VN là 1 tr những QG bị ah nặng nề nhất của BDKH.

BDKH là hiện tượng TĐ nóng dần lên làm thay đổi các đới khí hậu đã tồn tại hàng ngàn năm.

Nguyên nhân: do lượng khí nhà kính (CO2, CFC, CH4, NO2...)gia tang khong ngung. Ngành CN và giao thông là nguồn phát thải chính của các khì nhà kính, ngoài ra cháy rừng cũng là một nguyên nhân khác làm tăng lượng khí nhà kính trong bầu KQ.

HUNK là hiện tượng rất quan trọng đối với TĐ, nhờ nó mà nhiệt độ TĐ được giữ ổn định thích hợp cho sự sống ( bức xạ và hấp thụ NL AS mặt trời ). Nhưng do con người phát thải wa nhiều khí nhà kính làm tăng khả năng hấp thụ của bầu KQ khiến nhiệt độ TĐ không ngừng gia tăng

VN không phải là QG phát thải nhiều nhất (Mỹ, TQ, AD, NGA, NHAT...), nhưng BDKH là VĐ toàn cầu, có th QG này kh phát thải nhiều nhưng lại bị ah nặng. Do đó ta cần phải có sự phối hợp đồng bộ nhiều QG vùng lãnh thổ để GQ vd MT toàn cầu nay.

Các bạn nghĩ sao?
 

luyenle

Hạt giống tốt
Tham gia
2/10/09
Bài viết
1
Cảm xúc
0
An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
BĐKH

bài viết của bạn rất hay. hậu quả đó là tất yếu mà chúng ta không thể tránh được, chúng ta không thể ngừng sản xuất, càng không thể đứng yên một chổ. con người cũng tuân theo những quy luật tự nhiên vì thể chỉ có cách là tìm giải phảp làm sao cùng phát triển mà có thể hạn chế được sự phát thải của khí nhà kính theo hướng thích nghi và biến đổi. đặc biệt là ý thức của con người phải nâng cao hơn nữa.
 

Grac đô thị không rác

Chủ đề mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,831
Bài viết
42,125
Thành viên
31,233
Thành viên mới nhất
khachmua